Bài làm:
Viễn Phương là cây bút có mặt sớm trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Bài thơ Viếng lăng Bác sáng tác năm 1976 khi tác giả lần đầu ra thăm lăng Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Cách xưng hô gọi "Bác" xưng "con" thể hiện sự gần gũi, thân mật như người ruột thịt, xoá đi khoảng cách, vừa thể hiện tình cảm yêu mến, vừa tỏ lòng thành kính của tác giả đối với Bác, từ "con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động to lớn. Tác giả khéo léo sử dụng từ ngữ, sử dụng từ "thăm" thay cho từ "viếng" để giảm nhẹ nỗi đau, coi việc ra đi của Bác chỉ như một giấc ngủ, tình cảm tác giả dành cho Bác là một tình cảm hết sức thiêng liêng thành kính, coi Bác như còn sống mãi với người dân. Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre : "Thấy hàng tre xanh xanh bát ngát", từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của tre. Tre là hình ảnh biểu tượng của dân tộc ta, tác giả đã nhân hoá tre như con người Việt Nam, luôn gần gũi thân thuộc bên Bác, đây là hình ảnh ẩn dụ độc đáo nhân dân ta luôn ở bên Người, dù "bão táp mưa sa" thì tre vẫn "đứng thẳng hàng", nhân dân ta cũng như cây tre, trải qua bao cuộc xâm lược vẫn đoàn kết, tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ, không chịu khuất phục, đứng lên dành lại độc lập, giành lại đất nước, dù "bão táp mưa sa" vẫn luôn quây quần bên Bác. Hình ảnh vĩ đại khi đến gần lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.
“Ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả thực trạng đang vận chuyển của thiên nhiên, của vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một thứ điển hình. Hình ảnh "mặt trời trên lăng" là hình ảnh thực: là nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, trường tồn, bất tử, mặt trời là nguồn cội của sự sống, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" đã cho thấy sự vĩ đại của Bác cũng giống như mặt trời vậy, Người cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh của nhân dân ta và đồng thời hình ảnh trên cũng thể hiện lòng tôn kính của nhà thơ cũng như nhân dân ta với Bác. Hình ảnh những đoàn người, dòng người "ngày ngày đi trong thương nhớ" vào thăm lăng Bác như những tràng hoa, đài hoa kính dâng lên Người, kính dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân", dâng những gì đẹp đẽ nhất của họ đối với Người cha già kính yêu.
Xuyên suốt hai khổ thơ là những cảm nhận vô cùng tinh tế của tác giả trong lần vào lăng. Cảm xúc ấy khi thì bồi hồi, khi thì xúc động, tự hào, khi lại vô cùng biết ơn, thành kính. Hai khổ thơ cũng đã đưa ta về với hình ảnh rực rỡ của vị cha già kính yêu còn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
`#aura`
Tham khảo nha :
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trước khi tiến vào trong lăng để viếng vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN được thể hiện vô cùng sâu sắc và xúc động ở 2 khổ thơ đầu tiên. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Qua đó, người đọc thấy khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ. Khổ thơ thứ hai mở đầu bằng âu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ "thương nhớ" đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trong 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. Tóm lại, khổ thơ đầu và khổ thơ thứ hai là hai khổ thơ nói về những cảm xúc của nhà thơ trước khi vào trong lăng viếng Bác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247