Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 giả sử bà lão hàng xóm là người chứng kiến...

giả sử bà lão hàng xóm là người chứng kiến cảnh chi dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà lí trưởng. hãy đóng vai bà lão kể lại sự việc

Câu hỏi :

giả sử bà lão hàng xóm là người chứng kiến cảnh chi dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà lí trưởng. hãy đóng vai bà lão kể lại sự việc

Lời giải 1 :

    Tôi là một người nông dân sống ở làng Đông Xá. Trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến này thì số phận của các người dân nhỏ bé như chúng tôi cực khổ vô cùng, nhất là vào những mùa sưu thuế. Bị dồn vào mức đường cùng, những người nông dân  vốn hiền lành đã dám đứng lên đấu tranh. Điển hình là câu chuyện chị Dậu chống trả lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng con trong mùa sưu thuế vừa qua mà tôi chứng kiến đã khiến tôi vô cùng bất ngờ, cảm phục chị .

    Trong những ngày sưu thuế, tiếng trống mõ,  tù và inh ỏi , tiếng chửi bới, đánh đập xen lẫn tiếng kêu khóc om sòm vang lên liên tục như trong một cuộc săn người. Cả ngôi làng của tôi như được bao trùm bởi một bầu không khí ngột ngạt, căng thẳng. Bọn thực dân, quan lớn thi nhau bóc lột nhân dân thậm tệ. Cái cảnh phải bán đất, bán vườn, nhịn ăn,  nhịn uống... chỉ để đủ tiền nộp sưu đã không còn là chuyện lạ. Gia đình tôi cũng không thoát khỏi cảnh ấy, tôi cũng phải đi vay mượn, những gì có thể bán được tôi cũng đem bán hết để lo tiền sưu cho chồng. Vì vậy, chồng tôi mới được ở nhà chứ không như anh Dậu- người hàng xóm cạnh nhà tôi vẫn đang bị đánh trói ngoài đình.

     Kể ra  thì cũng rất thương cho gia cảnh của nhà anh chọ Dậu.Trước kia , anh chị cũng khá giả, có của ăn, của để nhưng sau khi lo cho hai đám tang của mẹ và em trai anh Dậu, anh Dậu bị mắc bệnh, không làm gì được, mọi vất vả đều dồn lên đôi vai của người phụ nữ tội nghiệp, gia đình lâm vào cảnh nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”.  Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi để lo tiền sưu cho chồng. Cùng đường, anh chị đành phải rứt ruột đem đứa con gái đầu lòng của mình đi bán. Nhưng cái vận đen cứ đeo đuổi gia đình nhỏ này. Ngờ đâu, chị Dậu còn phải nộp cả thuế sưu cho người em chồng đã mất từ năm trước! Thật là cùng đường! Ai nấy nghe đều xót xa, thông cảm cho nhà chị. Vì không đủ tiền nộp sưu nên anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn tay sai trói ở đình làng.   Tôi thấy thế thì cũng chỉ biết thương cho gia đình chị Dậu, bởi tôi cũng nghèo, lại già yếu nên thôi thì giúp được bao nhiêu thì giúp.  Thỉnh thoảng nhà có dư chút dầu, chút gạo, tôi cũng mang sang cho anh chị.

Đêm hôm ấy, nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh của chị Dậu, tôi cùng với mấy người hàng xóm tức tốc chạy sang. Đến nơi, thì đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng anh Dậu được bọn tay sai vác về như một cái xác không hồn, tay chân lạnh toát, người xanh như tàu lá, gọi mãi anh không tỉnh nên chị Dậu vô cùng hoảng sợ và lo lắng. Cả xóm chúng tôi phải xúm vào cứu, anh mới từ từ mở mắt. Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của chị, tôi mang sang cho chị Dậu một bát gạo để chị nấu cháo ăn lót dạ qua ngày. Chị Dậu nấu cháo xong thì quạt cho nguội rồi bưng một bát lớn tới chỗ anh Dậu, động viên chồng ăn. Tôi cẩn thận hỏi thăm tình hình của anh Dậu:

     - Bác trai nhà đã khá hơn rồi chứ?

     Chị Dậu không thể giấu đi dáng mệt mỏi, bần thần trả lời:

     - Cảm ơn cụ. Nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

    Có quá nhiều chuyện kinh khủng xảy ra như vậy, cơ thể gầy gò của chị Dậu phải kiên cường lắm mới  không bị sụp đổ. Tôi liền giục chị bảo anh Dậu đi trốn kẻo phải một trận đòn nữa thì khổ. Nói xong, tôi cũng lật đật ra về, nhưng vừa vào đến nhà thì tiếng trống, tiếng tù và thúc sưu lại vang lên liên hồi và càng lúc càng gần hơn. Một giọng nói khàn khàn vang lên, cái giọng hách dịch này nghe thoáng qua đã biết là tiếng của bọn tay sai kéo nhau đi đòi sưu thuế. Tôi vội chạy ra định báo cho chị Dậu thì đã thấy tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào nhà chị Dậu cùng roi song, tay thước dây thừng. Rồi chúng đi thẳng tới chỗ anh Dậu đang nằm, gõ đầu roi xuống đất, với thái độ hùng hổ, nét mặt dữ tợn , tên cai lệ thét lớn:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

     Anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng, chưa kịp húp miếng nào, hoảng quá, anh đặt bát cháo xuống phản rồi lăn đùng ra đấy không nói được câu gì. Thấy anh Dậu như vậy, tên người nhà lý trưởng cười khẩy mỉa mai rồi chỉ thẳng vào mặt chị Dậu, bắt nộp sưu. Chị Dậu run rẩy nhìn bọn tay sai, khẩn thiết van xin, giãi bày. Chị bảo nhà chị đã túng lại phải đóng thêm suất sưu cho chú em nên chưa xoay xở kịp chứ chị cũng không dám khất sưu. Không để chị Dậu nói hết câu, tên cai lệ cất giọng hung tợn quát lớn:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?Sưu

của nhà nước mà dám mở mồn xin khất!

   Trước những lời chửi mắng của tên cai lệ, tôi thấy chị Dậu đã căm tức lắm nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, thiết tha van xin chúng:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có dẫu ông chửi mắng thì cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

      Tôi đứng từ bên ngoài nhìn vào mà thấy thương chị Dậu quá! Có lẽ vì thương chồng, chị đã hạ mình hết sức  để khơi dậy chút lương tâm ít ỏi của tên cai lệ, nhưng hắn đâu còn là người nữa. Nghe những lời van xin thống thiết của chị, chẳng những hắn không động lòng mà còn tiếp tục chửi mắng  và đe dọa sẽ dỡ cả nhà chị Dậu rồi hắn quay sang lệnh cho người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại. Nhưng tên người nhà lí trưởng cứ lóng ngóng không biết làm gì, hắn cứ hết nhìn anh Dậu rồi lại nhìn tên cai lệ. Dường như tên người nhà lý trưởng không nỡ trói một người đang ốm nặng. Tức thì, cai lệ chạy đến giật phắt lấy sợi dây thừng, xông đến để trói anh Dậu.  Chị Dậu mặt xám lại, vội chạy ra đỡ lấy tay hắn mà cầu khẩn:

- Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho .

      Nhìn cảnh đấy, tôi không thể ngăn được những giọt nước mắt cứ trào ra vì thương anh chị Dậu và tức giận trước cách hành xử vô nhân tính của bọn tay sai. Thế nhưng, tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời nói của chị Dậu, hắn còn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch rồi xông vào trói anh Dậu. Đến nước này, chị đành liều mạng cự lại tên cai lệ tàn bạo ấy:

- Chồng tôi đang đau ốm, các ông không được phép hành hạ!

      Chị Dậu vừa dứt lời thì tên cai lệ liền tát vào mặt chị một cú trời giáng rồi lại tiếp tục xông vào trói anh Dậu. Quá căm phẫn, không thể chịu đựng được nữa, trong đôi mắt của chị lúc này như có một ngọn lửa hận thù đang bừng lên sáng rực. Chị Dậu liền nghiến chặt hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

    Nói rồi, chị xông thẳng đến chỗ tên cai lệ, túm lấy cổ  hắn mà dúi ra tận cửa. Bị ngã chỏng quèo, ấy vậy mà hắn vẫn nham nhảm đòi thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Tên người nhà lý trưởng định xông vào ứng cứu, hắn sấn sổ bước tới, giơ gậy định đánh chị Dậu. Nhưng nhanh như cắt, chị đã nắm được gậy của hắn. Hai người giằng co, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Nhưng cuối cùng, hắn vẫn yếu hơn chị Dậu, bị chị túm tóc, lẳng ngã nhào ra thềm. Tôi thấy thế thì lòng hả hê sung sướng. Lúc chúng mới đến thì hùng hổ, hống hách giờ thì có khác gì một lũ chuột ngập nước, trông thật  thảm hại.

   Anh Dậu muốn dậy can vợ, nhưng hình như mệt quá nên anh cứ ngồi lên lại nằm xuống, vừa run, vừa kêu:

-U nó không được thế, người ta đánh mình không sao , mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

    Chưa nguôi cơn giận, chị Dậu dứt khoát trả lời :

-Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình, làm tội mãi thế tôi không chịu được. .

      Sau đó, tôi lặng lẽ về nhà, nhưng trong lòng không khỏi lo lắng cho chị Dậu. Xa xa văng vẳng lại tiếng la hét của chúng rằng sẽ tống chị vào tù. Cuộc đời chị rồi sẽ ra sao? Sau chuyện này rồi gia đình chị sẽ khó sống lắm. Tôi buông một tiếng thở dài bất lực. Thật thương cho nhà chị Dậu, không biết bao giờ gia đình ấy mới được bình yên. Tôi chỉ đành thầm cầu mong cho cuộc đời của chị sẽ tốt đẹp hơn.

       Người nông dân chúng tôi khi bị dồn vào bước đường cùng thì chắc chắn sẽ đứng lên đấu tranh. Đến khi nào xã hội đầy bất công này mới thay đổi, người nông dân mới được sống tự do? Sẽ có bao nhiêu cảnh đau thương như thế này diễn ra nữa? Hàng ngàn câu hỏi cứ quanh quẩn trong tâm trí tôi mãi.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247