Câu 1 : * Hoàn cảnh thành lập nước Mĩ: - Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa”, bổ nhiệm Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quân đội. - Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi Anh. - Ngày 4/7/1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi Anh, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ. - Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa vẫn còn phải tiếp diễn. Sau nhiều thắng lợi quân sự tiêu biểu là Xa-ra-tô-ga (1777) và I-ooc-tao (1781) quân Anh mới bị đánh bại hoàn toàn. Hợp chúng quốc Mĩ chính thức thành lập. * gọi là cmts Vì cuộc Cm này diễn ra với mục tiêu giải phóng dân tộc mở đường cho CNTB phát triển, lãnh đạo là giai cấp TS và chủ nô, lực lượng tham gia là toàn thể nhân dân Bắc Mĩ( nô lệ, công nhân), hình thức là 1 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc => Là cuộc CMTS
Câu 2:
1. Tình hình kinh tế
- Về nông nghiệp: công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.
- Công, thương nghiệp: phát triển.
+ Máy móc được sử dụng trong sản xuất.
+ Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.
+ Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô... tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh...) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ.
- Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị tố cáo, phê phán gay gắt trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
- Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này là những nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư sản trong trào lưu triết học Ánh sáng như Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô.
Câu 3: Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. - Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu. - Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247