Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Câu 21: Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi...

Câu 21: Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào? A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình. B. Hải Dương,

Câu hỏi :

Câu 21: Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào? A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình. B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định, C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí. D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. Câu 22: Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? A. Chênh lệch về vũ khí, chiến thuật và tổ chức C. Không tập hợp được nhân dân B. Sai lầm chủ quan của Nguyễn Tri Phương D. Chủ động đầu hàng Câu 23: Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào? A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội. B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá. C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội). D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội. Câu 24: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì? A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình mừng rỡ. C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 25: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874. B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874. C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874. D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874. Câu 26: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm Bắc Kì. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do chúng bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai. Câu 27: Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì? A. Làm mất chủ quyền của dân tộc ta. B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì. C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. Câu 28: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp, C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 29: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 30: Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào? A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882. B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882. C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882. D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882. Câu 31: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai? A. Nguyễn Tri Phương B. Hoàng Diệu C. Nguyễn Lân D. Hoàng Kế Viên. Câu 32: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu? A. Ở Tuy-ni-di. B. Ở An-giê-ri. C. Ở Mê-hi-cô. D. Ở Nam Phi. Câu 33: Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào? A. Tháng 10 năm 1888. B. Tháng 11 năm 1888. C. Tháng 12 năm 1888. D. Tháng 01 năm 1889. Câu 34: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp? A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận. Câu 35: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế. C. Phong trào Cần vương. D. Phong trào Duy Tân. Câu 36: Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu? A. Bắc Kì và Nam Kì. B. Trung Kì và Nam Kì. C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì. D. Trung Kì và Bắc Kì. Câu 37: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai? A. Văn thân sĩ phu yêu nước. B. Những võ quan triều đình. C. Nông dân. D. Địa chủ các địa phương. Câu 38: Phong trào Cần vương chia làm mấy giai đoạn? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 39: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 40: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 41: Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai? A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tương. B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn, D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch. Câu 42: Đêm mồng 4, rạng sáng mồng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu? A. Tòa Khâm sứ và Hoàng Thành. B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành, C. Hoàng Thành. D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

Lời giải 1 :

21. D => Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định

22. A => Chênh lệch về vũ khí, chiến thuật và tổ chức

23. C => Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội)

24. A => Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc

25. B => Ngày 15 tháng 3 năm 1874

26. C => Do chúng bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất

27. B => Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì

28. D => Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh

29. B => Hoàng Diệu

30. A => Ngày 3 tháng 4 năm 1882

31. B => Hoàng Diệu

32. B => Ở An-giê-ri

33. B => Tháng 11 năm 1888

34. C => Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

35. C => Phong trào Cần Vương

36. D => Trung Kì và Bắc Kì

37. A => Văn thân sĩ phu yêu nước

38. B => 2 giai đoạn

39. B => Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến

40. A => Khởi nghĩa Hương Khê thất bại

41. B => Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

42. D => Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá

@LP

Thảo luận

Lời giải 2 :

21d

22a

23c

24a

25b

26 c

27d

28d

29b

30d

31b

32b 

33a

34b

35c

36b

37a

38b

39b

40c

41b

42d

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247