Có thể nói rằng kịch là một trong những thể loại văn học đặc sắc và trong nền kinjch Việt Nam không thể bỏ sót cái tên Nguyễn Huy Tưởng với vở kịch nổi tiếng "Vũ Như Tô". Đây là tác phẩm đa được nhà văn thể hiện ra những quan điểm của mình về những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và cường quyền và đó là sự phức tạp giữa nghệ sĩ và nhân dân và hơn nữa đáng nói đó là văn hóa dân tộc nữa. Và trong vở kịch "Vũ Như Tô" thì đoạn trích "Vĩnh biệt cửu trùng đài" là một trong những đoạn trich hay thể hiện rõ nhất bi kịch cũng như quan niệm của tác giả được giử gắm qua đoạn trích".
Vở kịch đặc sắc và ấn tượng "Vũ Như Tô" được xem là một vở nói về lịch sử gồm có năm hồi. Và có thể thấy đoạn trích "Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài" là một đoạn trích thuộc hồi năm của vở kịch này. Nhân vật chính củavở kịch chính là Vũ Như Tô. Ông được xây dựng lên chính là một nhà kiến trúc tài giỏi, ông luôn có tính tình cương trực trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực được biết đến là một tên bạo chúa cũng đã sai cho Vũ Như Tô xây cửu trùng đài sao cho thật nguy nga để cho hắn lấy nơi vui chơi với những cung tần mĩ nữ. Và với vốn tính tình lại cương trực thẳng thắn thì nhân vật Vũ Như Tô dường như cũng đã từ chối sự sai khiến ấy mặc cho sự đe dọa về tính mạng. Thế nhưng, ta như thấy được Đan Thiềm một cô cung nữ tài sắc nhưng lại bị ruồng bỏ cũng như đã khuyên Vũ Như Tô xây cửu trùng đài để có thể cống hiến cho đất nước. Vì ở ông, ông lại khát khao và luôn luôn muốn cống hiến cho đất nước cho nên khi mà ông nghe thế ông quyết định xây Cửu Trùng Đài, thì lúc đó ông cũng đã dùng toàn tâm toàn lực để xây dựng. Nhưng có thể nói rằng chính cái Cửu Trùng Đài ấy dường như cũng đã làm khổ nhân dân khiến họ không thể chịu nổi khổ nhục và quyết tâm nổi dậy. Vũ Như Tô đã bị giết còn một Cửu Trùng Đài nguy nga kia cũng đã bị thiêu dụi hoàn toàn.
Bởi xây dựng được Cửu trùng đài thì đã có biết bao xương mu của nhân dân đã đổ xuống . Có thể thấy chính là những mâu thuẫn của đoạn trích này có thể nói được chính là khi nhân dân lúc này dường như lại không thể chịu nổi nữa bèn đứng lên nổi loạn. Và ta như có thể thấy được những người đứng đầu cho cuộc nổi loạn ấy chính là Trịnh Duy Khản. Và có thể nhận định được rằng chính là mâu thuẫn thứ nhất và đồng thời đây cũng chính là mâu thuẫn trực tiếp và thực tế nhất. Và thật đau xót khi nhân dân phải sống trong cảnh lầm than và cơ cực biết bao nhiêu. Hơn thế lại còn phải phục vụ biết bao công sức để giúp cho công việc xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua vô lại ăn chơi hưởng lạc. Và chính điều này thì không một người dân nào mà không căm phẫn. Nên có thể thấy được mâu thuẫn ở đây đó chính là mâu thuẫn giữ vua quan và nhân dân. Và mâu thuẫn này chỉ được ggiair quyết khi mà kết thúc bằng một cuộc đứng lên chiến đấu. Nhân dân nổi dậy bắt giết Lê Tương Dực và cả những cung tần mỹ nữ. Rồi cả DDan Thiềm cũng như cả Vũ Như Tô hay cả Cửu trùng đài cũng đã bị thiêu dụi.
Và có thể nói mâu thuẫn thứ hai trong đoạn trích này không đâu khác đó chính là mâu thuẫn giữa những quan niệm nghệ thuật thuần túy lâu đời đối với cả những lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng lên một Cửu Trùng Đài. Có thể thấy được trong tác phẩm này dường như ta lại thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ và ông lại rất có tâm và hết lòng vì nghệ thuật. Có lẽ chính vì thế mà ông luôn luôn muốn cống hiến cho đất nước mình những công trình nghệ thuật đẹp đẽ. Thế nhưng bản thân ông chính là một người nghệ sĩ ông lại như không nhận thức cho ra được mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cả đời sống cho nên chính ông cũng đã mắc sai lầm và dẫn tới cái chết thương tâm. Hay ở cả nhân vật Đan Thiềm cô đã cho lời khuyên Vũ Như Tô nhưng lại không hề vì một mục đích nào khác. Cô như một người bạn tri kỷ của Vũ Như Tô những cũng chiisnh vì không nhận thức được mối quan hệ đó nên cũng đã có kết cục thảm hại.
Qủa thật Cửu Trùng Đài được xem là một công trình nghệ thuật lớn vì thế cho nên nó rất tiêu tốn một lượng ngân khố của quốc gia. Mà dường như tất cả ngân khố quốc gia lại chính là nhân dân làm ra chứ phải là một ai hết. Chính vì lẽ đó mà việc xây dựng càng lớn, càng nguy nga thì nhân dân càng khổ nhiều hơn. Có thể nói cửu trùng đài được xâu dựng bằng xương máu của những người đan vậy. Còn Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ba, ông có tài thật đó nhưng lại xa dời thực tế, chhir lo cho lý tưởng của mình cho nên nhận lấy kết quả đáng buồn.
Có thể nói rằng thông qua đoạn trích này ta như thấy nó có đầy đủ các yếu tố để làm nên một vở kịch hấp dẫn, dường như tất cả các xung đột kịch được nhà văn tổ chức lôi cuốn hấp dẫn. Chính cái không khí nhịp điệu thì dường như cứ tăng tiến dần dần lên tạo nên một tính chất gay gắt của xung đột kịch. Nhà văn cũng đã thật tài tình khi thắt núi sau đó lại mở nút nhưng kết cục vẫn là bi kịch. Qua đây Nguyễn Huy Tưởng như cũng đã thể hiện quan niệm nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống đời thường. Nghệ thuật chân chính nhất thì không thể tách rời cuộc sống.
bình chọn cho câu trả lời của mình là câu trả lời hay nhất nha
1.Vị trí của đoạn trích trong vở kịch Vũ Như Tô
-Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử gồm năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào những năm 1516 - 1517.
Lê Tương Dực là một ông vua tàn bạo, hoang dâm, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi hưởng lạc với các cung nữ; Người có thể giúp y thực hiện ý định ngông cuồng ấy chỉ có Vũ Như Tô, một kiến trúc sư có tài. Nhưng Vũ Như Tô vốn là một nghệ sĩ chân chính lại từ chối (hồi I).
Một cung nữ tên là Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chấp nhận lời yêu cầu của Lê Tương Dực, vì làm như vậy cũng nhằm để xây cho đất nước, cho hậu thế một toà lâu đài “bền như trăng sao” có thể hãnh diện với nghìn thu, với thế giới. Ông dốc toàn tâm sức vào việc đó sao cho Cửu Trùng Đài thật uy nghi, tráng lệ. Công việc càng tiến triển thì mâu thuẫn giữa nhà vua và phe đối lập của Quận công Trịnh Duy Sản càng trở nên gay gắt, theo đó, mâu thuẫn giữa “tổng công trình sư” Vũ Như Tô với chính những ngưòi thợ, những người trợ giúp ông bị phe đối lập chia rẽ, xúi bẩy, đe doạ cũng dần dần trở nên căng thẳng (hồi II, III, IV).
Lợi dụng tình hình rối ren và những mâu thuẫn đến độ cần giải quyết, Trịnh Duy Sản cầm đầu phe đối lập dấy binh nổi loạn, giết Lê Tương Dực, Đan Thiềm, Vũ Như Tô và cho thiêu huỷ Cửu Trùng Đài (hồi V).
-Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chính là toàn bộ hồi V của vở kịch Vũ Như Tô, gồm chín lớp kịch. Sự việc diễn ra và đi đến giải quyết ở hồi V được nung nấu và phát triển ở bốn hồi trước : Biết tin có biến, Đan Thiềm thúc giục Vũ Như Tô trốn chạy để bảo toàn tính mạng. Vũ Như Tô không nghe và tin rằng ông “chính đại quang minh”. Tình hình càng nguy kịch: vua bị giết, Đan Thiềm bị bắt và bị sỉ nhục,… Khi quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài thành tro bụi thì Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Ông đau đớn vĩnh biệt công trình dang dở của đời mình và bình thản ra pháp trường.
2. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch
a. Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn và phe Lê Tương Dực
Cầm đầu phe nổi loạn là Quận công Trịnh Duy Sản. Sau Trịnh Duy Sản là võ sĩ Ngô Hạch, An Hoà Hầu. Vì can ngăn vua không xây Cửu Trùng Đài, đòi giết Vũ Như Tô nhưng không được lại còn bị đánh nhục nhã, Trịnh Duy Sản “giả mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn”,- Chúng đã lợi dụng, xúi bẩy thợ xây Cửu Trùng Đài và dân chúng để lôi kéo họ làm phản phục vụ cho mục đích riêng của phe đối lập trong triều.
Mâu thuẫn này tượng trưng cho mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến : mâu thuẫn giữa bọn thống trị và những người bị trị, giữa lợi ích của hôn quân bạo chúa và quyền sống của nhân dân bị áp bức.
Mâu thuẫn này được thể hiện chủ yếu ở các hồi trước hồi V (xoay quanh việc xây hay không xây Cửu Trùng Đài, việc xây Cửu Trùng Đài đã ngốn bao tiền của, sức lực kể cả tính mạng của những người lao động,…), thành cao trào ở hồi cuối cùng (Lê Tương Dực bị giết, các cung nữ bị bắt bớ, nhục mạ ; dân chúng hò reo đốt phá Cửu Trùng Đài, nguyền rủa Vũ Như Tô, Đan Thiềm,…).
Ở vở kịch Vũ Như Tô, mâu thuẫn thứ nhất là cái cớ, làm nền cho ý tưởng mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đau đáu gửi gắm qua việc đề cập đến mâu thuẫn thứ hai của vở kịch.
b. Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật của người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của nhân dân
Sự hình thành và diễn biến của mâu thuẫn này trong các hồi kịch trước gắn với câu chuyện xây Cửu Trùng Đài vớ những chuyển động trái chiều nhau, diễn biến với các xung đột dữ dội và dẫn đến kết thúc với nhiều xác chết, trên nền lụa đỏ lẫn tro bụi của Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô bình thản ra pháp trường…
Mâu thuẫn thứ hai, ở hồi V, bị đẩy lên đỉnh điểm. Nếu như ở bốn hồi trước, nó chỉ là mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong mâu thuẫn thứ nhất thì ở cuối đoạn trích, nó được hoà nhập làm một. Chính mâu thuẫn thứ hai này là “lỗi lầm bi kịch” của Vũ Như Tô – người kiến trúc sư có tài ấp ủ một hoài vọng “đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công”. Vũ Như Tô theo lời khuyên của Đan Thiềm tưởng rằng có thể mượn thế lực và đồng tiền của bạo chúa để thực hiện được khát vọng nghệ thuật chính đáng của mình. Ông đã bất chấp tất cả – tiền của, mồ hôi, xương máu của bao người thợ, thậm chí cả sức lực và tính mạng của bản thân. Chính sự đắm chìm trong công trình Cửu Trùng Đài cao cả, dần dần ông đã mất hẳn chỗ đứng trong cuộc đời, hơn thế nữa, thành kẻ bị cô lập, cô độc và cuối cùng phải nhận cái chết thảm khốc. Đấy là bi kịch của một nghệ sĩ “thuần tuý”, một kẻ mơ hồ, ngây thơ về chính trị, không biết đứng về phía nhân dân. Từ một người phản đối nhu cầu ăn chơi sa đoạ của kẻ thống trị, vô hình trung ông lại tự biến mình thành kẻ tiếp tay cho bọn thống trị ; từ một người biết tôn trọng lao động của nhân dân, ông đã vô tình làm khổ họ, đày đoạ và li tán bao gia đình ; từ một người yêu đất nước, ông trở thành kẻ làm hại dân hại nước… Vũ Như Tô đâu biết rằng có bao chuyện còn cần thiết hơn việc xây Cửu Trùng Đài, có những thứ còn quý hơn cả nghệ thuật kiến trúc. Tách rời lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, tách rời cuộc sống, nghệ thuật không thể tồn tại, tài năng của người nghệ sĩ không thể phát triển.
Việc giải quyết mâu thuẫn thứ hai của vở kịch được tiếp nhận với nhiều ý kiến khác nhau trong nhiều năm qua. Tạo được cái kết “bỏ ngỏ” đầy ám ảnh khiến người đọc nhiều thế hệ sau tiếp tục tìm lòi giải đáp là một nỗ lực không nhỏ của người viết vào những năm ông còn băn khoăn “tìm đường” đó.
3. Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô, Đan Thiềm
a. Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô
Vũ Như Tô là hình tượng nhân vật biểu tượng cho niềm khát khao sáng tạo và đam mê cái đẹp. Ở những hồi kịch trước, nhà văn đã chuẩn bị cho người đọc cuộc kì ngộ giữa Vũ Như Tô, người có tài đam mê cái đẹp, và Đan Thiềm, người cung nữ tài sắc, thâm trầm đam mê cái tài, để từ đó, tính cách nhân vật này được phát triển theo sự tiến triển của câu chuyện xây Cửu Trùng Đài đầy trắc trở, mâu thuẫn thứ nhất được giải quyết một phần nhưng lại là sự khởi đầu của một mâu thuẫn mới, chuẩn bị cho một cao trào mới. Từ lúc thà chết chứ không xây đài cao cho hôn quân bạo chúa đến lúc được Đan Thiềm khai mở, ông đã đắm chìm trong mộng tưởng sáng tạo là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tính cách nhân vật Vũ Như Tô – nghệ sĩ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài không còn là toà lâu đài của bạo chúa ; nó thành biểu tượng của cái đẹp mà kẻ sĩ như ông phải dốc toàn tài, nó thành lẽ sống của cả đời kẻ sĩ.
Diễn biến tâm trạng qua các lời thoại của Vũ Như Tô ở chín lớp kịch trong hồi cuối xoay quanh việc tìm lời giải çho câu hỏi lớn trong tâm tưởng của ông : “Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai ?”, “Việc ông đang làm là có công hay có tội ?”. Bi kịch của Vũ Như Tô là ở chỗ ông không tự giải đáp được câu hỏi tưởng như đơn giản đó, bởi ông chỉ đứng trên lập trường của cái đẹp “thuần tuý” mà xa rời cuộc sống của nhân dân, vô tình làm phương hại đến lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Hành động mà ông lựa chọn và quyết định (không theo lời khuyên của Đan Thiềm là phải trốn chạy để bảo toàn tính mạng) chứng tỏ con người này không thể điều hoà nổi sự mâu thuẫn giữa lợi ích dân tộc lâu dài (xây Đài để khẳng định địa vị của dân tộc Việt trước các dân tộc khác) và thực tế đời sống trước mắt của đại bộ phận nhân dân (Đài càng cao thì càng mất nhiều tiền của, công sức của thợ, của dân…). Ông không tỉnh táo bằng Đan Thiềm, vẫn quá tự tin vào ý tưởng tốt đẹp của mình nên khi giấc mộng nghệ thuật của đời ông sụp đổ (Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ), ông đau đớn kinh hoàng. Nỗi đau ấy bật thành tiếng rú tuyệt vọng : “Ôi mộng lớn ! Ôi Đan Thiềm ! Ôi Cửu Trùng Đài !”. Tiếng kêu đó rồi cũng bị ngọn lửa thiêu huỷ Cửu Trùng Đài nuốt chửng. Trên nền lửa đỏ tro tàn ấy, người kiến trúc sư đầy ảo tưởng ấy biết đời mình thế là hết. Trong cảnh bát nháo, náo loạn giữa triều đình và phe nổi loạn, ông bình thản ra pháp trường.
Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô ở hồi V góp phần hoàn chỉnh tính cách bi kịch ở nhân vật chính, làm nổi rõ hướng giải quyết mâu thuẫn thứ hai của vở kịch và cũng là chủ đề của tác phẩm Vũ Như Tô.
b. Tính cách, diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm
Nếu Vũ Như Tô là người đam mê cái đẹp thì Đan Thiềm là người đam mê cái tài, tài sáng tạo cái đẹp. Cái tài mà nàng trọng phải là cái tài có ích, cái tài ấy phải được thi thố trong việc tô điểm cho đất nước, nâng cao địa vị cho dân tộc. “Bệnh” của Đan Thiềm là bệnh của người tài, người có hoài bão đam mê sáng tạo. Ước mong cháy bỏng của người cung nữ này là làm sao để nước nhà có một Cửu Trùng Đài tráng lệ. Đó là một ước mơ đẹp của một người có nhân cách, có tinh thần dân tộc. Ở các hồi trước, Đan Thiềm đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực với mục đích “làm cho đất Thăng Long này trở thành nơi kinh kì lộng lẫy nhất trần gian”. Và thế là, cũng như Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài trở thành lẽ sống của phần đời còn lại của người cung nữ lạ lùng này nơi cung đình. Nàng tìm cách lợi dụng bọn quan lại, vui niềm vui của những người thợ và sung công mọi đồ tế nhuyễn để xây Đài. Có biến, Đan Thiềm không nghĩ đến sự sống còn của bản thân mà đi tìm Vũ Như Tô, hai lần van lạy ông hãy mau trốn tránh và nghĩ rằng nếu ông mất đi thì “nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Khi quân nổi loạn đến, Đan Thiềm cam chịu sỉ nhục, quỳ xuống van xin tên võ sĩ Ngô Hạch tha cho Vũ Như Tô : “Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài”. Khi bị quân Ngô Hạch trói lại, nàng vô cùng tuyệt vọng vì biết rằng không thể cứu được Vũ Như Tô đã đau đớn vĩnh biệt ông : “Ông Cả ! Đài lớn tan tành ! Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt !”.
Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm trong bảy lớp kịch ở hồi V góp phần thể hiện toàn vẹn tính cách bi kịch của Vũ Như Tô, làm rõ hơn sự giải quyết mâu thuẫn thứ hai và cũng là chủ đề của vở kịch.
4. Lời tựa vở kịch Vũ Như Tô
Ngày 8 - 6 - 1942, Nguyễn Huy Tưởng chép lại vở kịch viết xong từ mùa hạ năm 1941 và đặt bút viết Đề tựa cho nó. Chắc hẳn ông linh cảm được rằng những suy tư, dằn vặt mà mình gửi gắm vào tác phẩm không dễ được tiếp nhận. Ông viết Đề tựa dường như để nói rõ hơn, cụ thể hơn ý đồ nghệ thuật của mình nhằm để người đọc thấu hiểu cho ông.
Trong lời tựa, Nguyễn Huy Tưởng đã tóm tắt nội dung vở kịch Vũ Như Tô bằng ba câu hỏi buộc phải lựa chọn đầy băn khoăn, đặc biệt nhắc lại nhức nhối hai lần câu : “Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ?”. Ông nói rằng : “Ta chẳng biết”, thực ra là ông biết rất rõ, Cái ý của ông thể hiện qua lời thoại của nhân vật Đan Thiềm là nhà văn cảm phục “tài trời” và sức sống bất diệt của người dân Việt, đồng thời lại tủi hổ cho nỗi thiệt thòi của người dân Việt. Việt Nam đâu thiếu người tài, vậy mà chỉ vì miếng cơm manh áo hằng ngày ghì họ sát đất nên họ không phát triển về đường văn hoá nghệ thuật bằng người Trước thực tế lịch sử đó, người cầm bút yêu dân yêu nước ngậm ngùi thấy mình “cùng một bệnh với Đan Thiềm” cũng là điều dễ hiểu. “Bệnh Đan Thiềm” là sự khao khát được thăng hoa sáng tạo những tài năng trong mỗi người cho đất nước, cho dân tộc.
Tham khảo nhé.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247