BÀI LÀM :Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa, một thi nhân với những áng thi văn bất hủ. Những năm tháng sống ở Côn Sơn, ông vẫn sáng tác ra nhiều vần thơ hay trong đó có bài thơ số 43 đã bày đỏ được khát vọng của nhà thơ đối với cuộc đời, đối với nhân dân. Vì vậy mà Cảnh ngày hè không chỉ là bức tranh mùa hè nơi miền quê mà còn là lời giãi bày tâm sự của ông.
Mở đầu bài thơ, ta cảm nhận được tâm thế an nhàn, êm đềm của tác giả:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Qua câu thơ này hiện lên thấp thoáng hình ảnh nhà thơ Nguyễn Trãi ngồi dưới bóng cây nhàn nhã và đang hóng mát. Đây là điều mà khi còn làm quan trong triều ông không bao giờ có được. Câu thơ 6 chữ được ngắt nhịp 1/2/3 với chữ rồi đầu câu đã làm nhấn mạnh cảnh rỗi rãi của nhà thơ. Đọc câu thơ lên ta cảm nhận như đây là một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Dường như mọi sự đã xong xuôi hết rồi và đây là lúc mà nhà thơ được nghỉ ngơi. Rõ ràng khi đã từ quan về quê thì trong đầu Nguyễn Trãi đã chẳng còn vướng bận gì nữa. Chuyện triều chính gác lại một bên, giờ đây ông chỉ việc thảnh thơi ngồi hóng mát và ngắm cảnh ngày hè.
Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè
Trở về với thiên nhiên là khi ông được thanh lọc tâm hồn, được hồi sinh sức sống. Có lẽ vì quan niệm như vậy nên bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi cũng ngập tràn sự sống:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Qua tân hồn và tình cảm của tác giả, mùa hè đang sinh sôi một cách mạnh mẽ thể hiện qua hình ảnh, từ ngữ mạnh như đùn đùn, rợp, phun, tiễn mùi hương. Bức tranh có màu xanh của hòe, màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của liên trì lại có cả hương thơm. Sự sống đang sinh sôi, nảy nở một cách vô cùng mạnh mẽ. Đọc những câu thơ ấy lên, ta cảm nhận được sự vui tươi, ấm áp. Xem chừng, nhà thơ đang rất thoải mái hưởng thụ cuộc sống. Nếu ở chốn quan trường người ta phải bon chen, đố kị, giành nhau từng điều nhỏ nhất thì ở nơi miền quê này con người được hòa mình vào với thiên nhiên, được làm chủ thiên nhiên. Sống thế này mới thật là sống chứ.
Sau khi ngắm nhìn, Nguyễn Trãi chuyển qua lắng nghe âm thanh từ xa vọng về:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Người xưa thường mượn hình ảnh chợ để nói về tình hình đất nước. Trong câu thơ của mình, Nguyễn Trãi cũng nhắc tới hình ảnh chợ cá. Bằng cách đưa từ láy lao xao, dắng dỏi lên đầu câu nhà thơ đã nhấn mạnh bầu không khi của làng quê. Chợ cá lao xao cho thấy vùng quê rất thanh bình. Nguyễn Trãi đã chủ động hướng lòng mình về với chợ cá làng ngư phủ để thấy bản thân mình không xa cách với đời thường. Qua câu thơ này người đọc có thể cảm nhận được nhà thơ vẫn có một mối liên hệ nào đó với người dân chứ ông không hẳn là sống tách biệt, không bận tậm việc dân, việc nước. Sáng đến hai câu kết thì ta cảm nhận được rõ hơn điều đó khi mà ông đã viết:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Vậy là đã rõ, Nguyễn Trãi dù từ quan về quê nhưng trong lòng ông vẫn luôn mong mỏi đất nước thái bình, nhân dân giàu đủ. Nhà thơ mong ước được cầm đàn một tiếng như tiếng đàn thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Mong ước này thật bình dị nhưng cũng thật lớn lao.
Thông qua bài thơ Cảnh ngày hè ta cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn. Ngắm cảnh thiên nhiên là cách giúp Nguyễn Trãi thoát khỏi những giây phút bi quan của cuộc đời.
bài làm như hình
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247