Bắc Thuộc
Công cụ bằng sắt ngày càng phổ biến thay thế công cụ sản xuất bằng đồng.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt nhưng nhân dân ta vẫn rèn đúc, chế tạo nhiều công cụ bằng sắt phục vụ cho nhu cầu sản xuất và cuộc sống.
Đồ sắt được sử dụng ngày càng nhiều vào sản xuất, lấn dần các nông cụ bằng đồng, mặc dù công nghệ đúc đồng vẫn tiếp tục tồn tại và giữ một vị trí nhất định trong việc chế tạo đồ dùng trong sinh hoạt. Trong các mộ cổ thuộc thời kỳ Bắc thuộc có rất ít vũ khí, công cụ bằng đồng. Nhiều vật dụng trong gia đình cũng được chế tạo bằng sắt như kiềng nấu bếp, đèn, đỉnh. Việc nhà Hán đặt chức thiết quan trong coi việc thu thuế sắt đã chứng tỏ từ đầu công nguyên trở về sau cư dân Việt cổ đã bước vào thời đại đồ sắt phát triển.
Quá trình giao lưu và ảnh hưởng kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng được mở rộng trong thời kỳ Bắc thuộc với các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần thúc đẩy kỹ thuật luyện sắt và chế tạo đồ sắt ngày càng tiến triển.
Thủ công nghiệp
Kỹ thuật rèn sắt phát triển hơn trước. Công cụ sắt có nhiều loại đa dạng như rìa, mai, cuốc, dao, vũ khí, đèn, đinh và một số đồ dùng trong sinh hoạt gia đình.
Nghề đúc đồng vẫn được tiếp tục nhưng chủ yếu để chế tạo các đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân như nồi, niêu, lư hương, đồ trang sức.
Nghề làm đồ gốm phát triển, nhiều loại đồ dùng trong nhà như nồi đất, vò, bình, bát, đĩa, đèn,… được sản xuất ngày càng nhiều.
Văn Lang - Âu Lạc
Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, xôi, làm bánh chưng, bánh giầy. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương trồng được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Nhiều chiếc chở gốm dùng để thổi xôi đã được tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hoá Đông Sơn.
Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn sử dụng các loại hoa màu, rau quả, nhất là các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ. Lúc thiếu thốn, người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quang lang, búng, báng.
Thức ăn cũng khá phong phú, gồm các loại cá, tôm, cua, ốc hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu...). Thức ăn được chế biến theo nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống...) Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, chó...). Trong thức ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt... Người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ... Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ rất phong phú, đa dạng và rất giàu chất bột, chất đạm và các chất bổ khác. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ
Cho mik xin hay nhất nha bn
Kinh tế thời kì Văn Lang -Âu Lạc:
-Công cụ bằng đồng thau ,sắt
-Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước ,chăn nuôi,đánh cá ; làm nghề thủ công như :đúc đồng,rèn sắt ,luyện
Kinh tế thời kì Bắc thuộc :
Chủ yếu dựa vào nông nghiệp,có sự tiếp thu kĩ thuật từ phương Bắc trong sản xuất nông nghiệp và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động thương mại của Trung Quốc với những nước khác.
By @Minnek34
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247