Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Lập dàn bài phân tích nhân vật Liên trong "hai...

Lập dàn bài phân tích nhân vật Liên trong "hai đứa trẻ" câu hỏi 155040 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Lập dàn bài phân tích nhân vật Liên trong "hai đứa trẻ"

Lời giải 1 :

I.Mở bài

  • Giới thiệu tác giả tác phẩm.
  • Giới thiệu nhân vật.

Thạch Lam là cây bút viết truyện ngắn nổi bật. Truyện ngắn Thạch Lam đẹp nét đẹp của sự trong sáng, thanh dịu, nhẹ nhàng. “Hai đứa trẻ” là tác phẩm mang đậm dấu ấn của nhà văn. Sự nhạy cảm, tinh tế của Thạch Lam trong truyện được thể hiện qua cách khắc họa cảnh phố huyện, đặc biệt là trong cách xây dựng nhân vật. Nhân vật Liên trong truyện ngắn đã được Thạch Lam làm hiển hiện như bước từ đời sống vào trang sách.

II.Thân bài

1. Hoàn cảnh sống của Liên

  • Liên từng sống với gia đình mình ở Hà Nội.
  • Vì cha mất việc, gia đình Liên chuyển về nơi phố huyện nghèo, cuộc sông tăm tối mịt mù.
  • Tối nào Liên cùng với em cũng ngồi trong quá đến tối mịt để được nhìn thấy chuyến tàu từ Hà Nội về.

2. Vẻ đẹp tâm hồn của Liên

  • a. Tâm hồn tinh tế
  • Liên cảm nhận được những biến động tinh tế nhất của sự đổi thay của đất trời
  • Trước cảnh ngày tàn: nghe thấy tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve; quan sát thấy “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.”. Cảnh ngày tàn cũng làm tâm hồn Liên gợi lên những “buồn man mác”. Đó là bởi Liên là cô bé nhạy cảm, tinh tế trước biến đổi của đất trời.
  • Liên gắn bó với mảnh đất phố huyện nghèo này đến mức quen với “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi” của phiên chợ tàn.

b. Tấm lòng giàu tình yêu thương

  • Thương cho nững kiếp sống cơ cực, tù túng, mù mịt nơi phố huyện nghèo
  • Liên “động lòng thương” khi thấy lũ trẻ con nhà nghèo đi “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre” còn sót lại của phiên chợ.
  • Liên thương cái cảnh sống “ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch” của chị Tí. Vất vả vậy mà cũng chả kiếm được bao nhiêu nhưng vẫn cứ đều đặn dọn hàng.
  • Cái nhìn dõi theo của Liên khi nhìn bà cụ Thi hơi điên “đi lần vào bóng tối”, khi thấy cảnh đói rét của gia đình nhà bác Sẩm.
  • “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.”: Liên cảm nhận sâu sắc sự bế tắc, tù đọng của cuộc sống nơi đây. Họ ngồi trong bóng tối để tìm thấy tia sáng tương lai, họ bị giam nơi ao tù nước đọng mà không thể làm gì mà chỉ có thể ngóng đợi. Song, câu văn cũng thể hiện phần nào niềm tin của Liên vào tương lai, vào ánh sáng sẽ xóa tan không khí u tối nơi phố huyện nghèo.

c. Luôn biết hướng đến ánh sáng và tương lai

  • Dẫu sống trong cái tối, từ không gian mịt mù cho đến kiếp sống cơ cực không lối thoát, Liên vẫn luôn hướng tâm hồn mình đến ánh sáng, đến tương lai, luôn kiếm tìm ánh sáng dù là nhỏ nhất.
  • Từ nguồn sáng nhỏ nhất như những “quầng sáng”, “một chấm lửa”, “hột sáng”, “vùng sáng” cũng trở nên thật đặc biệt trong tâm hồn nhạy cảm của Liên.
  • Dù muộn thế nào thì An và Liên cũng đều cố gang thức đợi chuyến tàu cuối từ Hà Nội về.
  • Con tàu đến mang theo “một làn khói bừng sáng trắng”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, “các toa đèn sáng trưng”, “những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Con tàu dường như đối lập hẳn với không gian nơi phố huyện, đối lập của ánh sáng và bóng tối, của sự tĩnh lặng và âm thanh ồn ào, của “những viên đá một bên sáng một bên tối” với “đồng và kền lấp lánh”.
  • Con tàu là hiện thân của quá khứ hạnh phúc của Liên khi gia đình còn ở Hà Nội đối lập hoàn toàn so với cuộc sống nơi phố huyện nghèo ở hiện tại.
  • Con tàu đến là mang theo hương vị quá khứ tươi đẹp cho chị em Liên. Ngóng đợi con tàu là mơ ước của Liên về sự tươi sáng của tương lai.
  • Dù sống cảnh tối tăm mịt mù, Liên vẫn luôn tìm kiếm một niềm vui. Đó chính là chuyến tàu ấy, chuyến tàu của quá khứ nhưng cũng là mơ ước tương lai vẫn sáng lấp lánh như đôi mắt Liên khi dõi theo chuyến tàu dần đi mất. Đó là sự thức tỉnh của cá nhân trong cảnh sống nghèo đói u tối.

3.Đánh giá

  • Ngôn ngữ bình dị, thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.
  • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc. Ngòi bút Thạch Lam có thể hiểu và cảm nhân được từng biến đổi nhỏ nhất trong tâm hồn và ánh mắt của cô bé Liên. Dường như ánh mắt nhà văn cũng đang biến đổi theo từng ánh nhìn của Liên vậy.

III.Kết bài

  • Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Bằng ngòi bút tinh tế, Thạch Lam đã làm sáng lên ở trang văn “Hai đứa trẻ” một cô bé Liên nhạy cảm, giàu lòng yêu thương và luôn biết kiếm tìm và hướng về ánh sáng. Đó cũng là tấm lòng của nhà văn khi ông khám phá ra nét đẹp tâm hồn người dù là sống trong cảnh tối tăm mịt mù.

Thảo luận

Lời giải 2 :

I. Mở bài: giới thiệu nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
Ví dụ:
Một trong những nhà văn có những tác phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người, có những hình ảnh gần gũi và chân thực với đời sống con người nhất. những tác phẩm của ông luôn gắn với cuộc sống và con người. một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều đó là Hai đứa trẻ. Tác phẩm thể hiện cuộc sống của một huyện nghèo và mong ước của những đứa trẻ. Điểm đặc sắc và nổi bật nhất của truyện là nhân vật Liên, một cô bé hồn nhiên nhưng có ước mơ to lớn. chúng ta cùng đi tìm hiểu nhân vật này.
II. Thân bài: Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
1. Hoàn cảnh sống của Liên:

  • Cuộc sống của Liên vất vả và không có tuổi thơ
  • Gia đình gặp khó khăn, bố mất việc phải rời bỏ Hà Nội
  • Liên và em Liên trông một cửa hàng tạp hóa nhỏ, không bán được bao nhiêu
  • Liên có cuộc sống vất vả

2. Tâm trạng của nhân vật Liên

  • Trước cảnh ngày tàn: Liên rất tinh tế, năng nổ, hoạt bát, nhạy cảm và có cuộc sống gắn bó với con người nơi đây
  • Trước cảnh đêm tối: Liên có những dự định và ấp ủ cho riêng mình, có những ước mơ to lớn
  • Trước những con người nghèo khổ: Liên cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của con người nơi đây, gắn bó sâu sắc với con người nơi huyện nghèo

III. Kết bài: nêu cảm nhận của nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
Ví dụ:
Qua câu chuyện Hai đứa trẻ ta có thể cảm nhận được Liên là một con người có lòng yêu thương con người, có niềm khao khát, mơ ước to lớn, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và mọi người. thể hiện nên tấm lòng yêu thương và sâu sắc của tác giả.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn.



Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247