Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 PHONG CẢNH HÒN ĐẤT. Hòn Đất nổi lên trên Hòn...

PHONG CẢNH HÒN ĐẤT. Hòn Đất nổi lên trên Hòn Me và Hòn Sóc, gối đầu lên xóm, về tháng này trông xanh tốt quá. Bây giờ vừa sang tháng chạp ta, người đất Hòn đ

Câu hỏi :

PHONG CẢNH HÒN ĐẤT. Hòn Đất nổi lên trên Hòn Me và Hòn Sóc, gối đầu lên xóm, về tháng này trông xanh tốt quá. Bây giờ vừa sang tháng chạp ta, người đất Hòn đã nghe gió Tết hây hẩy lùa trong nắng. Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống. Vùng Hòn với những vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa, cau, mãng cầu, lê ki ma, măng cụt sum sê nhẫy nhượt. Những ngôi nhà trong xóm, mái lá và ngói đỏ chen nhau, coi đông đúc như một thị trấn. Nhà còn cất lên trên triền Hòn thoai thoải, ở xa ngó cứ như một chuồng chim câu, cái thì nhà trệt, cái thì nhà sàn. Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục. Những lần đi đâu xa và lâu ngày trở về đây, người dân đất Hòn cũng thấy lòng mình rộn lên một cảm xúc khó tả. Nhất là trở về đúng những ngày mùa, khi thoang thoảng đâu đây hương lúa mới, họ càng thấy lòng mình nhẹ lâng lâng. 1.Những từ ngữ "xanh tốt quá, vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống, sum sê, nhẫy nhượt " miêu tả gì? A. Vẻ đẹp về mùa đông ở vùng Hòn B. Vẻ đẹp của những ngôi nhà ở vùng Hòn. C. Vẻ đẹp xanh tươi của phong cảnh vùng Hòn * A B C 2.Em hiểu từ “nhẫy nhượt” có nghĩa là gì? A. sum sê. B. xanh tốt. C. bóng mượt. * A B C 3.Những hình ảnh tô điểm cho Hòn Đất thêm đẹp là những hình ảnh nào? A. Nhà cửa, cây cối. B. Tre và biển. C. Những ngôi nhà ngói đỏ. * A B C 4.Khi đi xa về, người vùng Hòn có những tình cảm như thế nào với quê hương? A. Tình cảm gắn bó. B. Tình cảm mừng vui, rạo rực C. Tình cảm như khi ở nhà. * A B C 5.Bài văn miêu tả cảnh gì? A. Cảnh thanh bình của vùng Hòn vào mùa xuân. B. Cảnh sinh hoạt của vùng Hòn vào những ngày giáp Tết. C. Cảnh xanh tươi, trù phú và thanh bình của vùng Hòn trong những ngày giáp Tết * A B C 6.Nhóm từ dưới đây thuộc kiểu từ nào? Hây hẩy, rạo rực, thoai thoải, thấp thoáng, thoang thoảng, lâng lâng A. Từ ghép phân loại B. Từ ghép tổng hợp C. Từ láy. * A B C 7.Chủ ngữ trong câu “Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống.” là những từ ngữ nào? A. Cây cối trên Hòn. B. Cây cối C. Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn. * A B C 8.Những từ: sum sê, đông đúc, vàng óng, xanh lục thuộc từ loại gì? A. Danh từ B. Tính từ. C. Động từ * A B C 9.Trong câu “Những ngôi nhà trong xóm, mái lá và ngói đỏ chen nhau coi đông đúc như một thị trấn” có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ. B. Hai quan hệ từ C. Ba quan hệ từ * A B C 10.Dòng nào dưới đây có các từ đồng nghĩa với từ bình yên? A. bình thản, hiền hòa B. thanh bình, thái bình C. lặng yên, yên tĩnh * A B C Mik đang cần gấp nhé

Lời giải 1 :

1.Những từ ngữ "xanh tốt quá, vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống, sum sê, nhẫy nhượt " miêu tả gì?

A. Vẻ đẹp về mùa đông ở vùng Hòn.

B. Vẻ đẹp của những ngôi nhà ở vùng Hòn.

C. Vẻ đẹp xanh tươi của phong cảnh vùng Hòn.

+ Dựa vào câu:

Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống. Vùng Hòn với những vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa, cau, mãng cầu, lê ki ma, măng cụt sum sê nhẫy nhượt.

—> Cây cối đại diện là xanh tươi.

2.Em hiểu từ “nhẫy nhượt” có nghĩa là gì?

A. sum sê.

B. xanh tốt.

 C. bóng mượt.

"Nhẫy nhược" có nghĩa là bóng mượt. "Nhẫy" là bóng nhẫy, nhẫy mỡ trơn. "Nhược" là từ phụ của để tạo được sự miêu tả.

3.Những hình ảnh tô điểm cho Hòn Đất thêm đẹp là những hình ảnh nào?

A. Nhà cửa, cây cối.

B. Tre và biển.

C. Những ngôi nhà ngói đỏ.

Dựa vào: 

Những ngôi nhà trong xóm, mái lá và ngói đỏ chen nhau, coi đông đúc như một thị trấn.

"Như một thị trấn" chính là làm tô điểm thêm vẻ đẹp cho hòn ở một nơi đầy cỏ cây.

4.Khi đi xa về, người vùng Hòn có những tình cảm như thế nào với quê hương?

A. Tình cảm gắn bó.

B. Tình cảm mừng vui, rạo rực

C. Tình cảm như khi ở nhà.

Dựa vào: 

Những lần đi đâu xa và lâu ngày trở về đây, người dân đất Hòn cũng thấy lòng mình rộn lên một cảm xúc khó tả. 

"Cảm xúc khó tả" chính là lòng rạo rực, mừng thầm vui vẻ.

5.Bài văn miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh thanh bình của vùng Hòn vào mùa xuân.

B. Cảnh sinh hoạt của vùng Hòn vào những ngày giáp Tết.

C. Cảnh xanh tươi, trù phú và thanh bình của vùng Hòn trong những ngày giáp Tết

Dựa vào: 

Hòn Đất nổi lên trên Hòn Me và Hòn Sóc, gối đầu lên xóm, về tháng này trông xanh tốt quá. Bây giờ vừa sang tháng chạp ta, người đất Hòn đã nghe gió Tết hây hẩy lùa trong nắng.

"Trong tháng chạp" tháng 12 gần Tết.

6.Nhóm từ dưới đây thuộc kiểu từ nào? Hây hẩy, rạo rực, thoai thoải, thấp thoáng, thoang thoảng, lâng lâng.

A. Từ ghép phân loại

B. Từ ghép tổng hợp

C. Từ láy.

+ Từ láy là những từ có 1 tiếng không nghĩa và 1 tiếng có nghĩa tạo thành. Hay 2 tiếng không nghĩa tạo thành. Có sự láy âm đầu hoặc vần ở hai tiếng.

7.Chủ ngữ trong câu “Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống.” là những từ ngữ nào?

A. Cây cối trên Hòn.

B. Cây cối

C. Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn.

Có hai chủ ngữ: 

Chủ ngữ 1: Cây cối trên Hòn.

Chủ ngữ 2: các xóm nằm liền Hòn.

Từ nối: và.

Vị ngữ: vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống.

8.Những từ: sum sê, đông đúc, vàng óng, xanh lục thuộc từ loại gì?

A. Danh từ

B. Tính từ.

C. Động từ

+ Vì nó đều chỉ sắc thái của sự vật.

9.Trong câu “Những ngôi nhà trong xóm, mái lá và ngói đỏ chen nhau coi đông đúc như một thị trấn” có mấy quan hệ từ?

A. Một quan hệ từ.

B. Hai quan hệ từ.

C. Ba quan hệ từ.

QHT: và, như.

10.Dòng nào dưới đây có các từ đồng nghĩa với từ bình yên?

A. bình thản, hiền hòa.

B. thanh bình, thái bình.

C. lặng yên, yên tĩnh.

Từ đồng nghĩa là những từ cùng nghĩa với nhau.

Thảo luận

-- thank bạn nhìu nha <3
-- Dạ, ko có gì đâu ạ.

Lời giải 2 :

 Câu 1:

`=>` C. Vẻ đẹp xanh tươi của phong cảnh vùng Hòn

`=>` Những từ ngữ "xanh tốt quá, vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống, sum sê, nhẫy nhượt " miêu tả về vẻ đẹp xanh tươi của phong cảnh vùng Hòn

 Câu 2:

`=>` C. bóng mượt

`=>` Em hiểu từ “nhẫy nhượt” có nghĩa là bóng mượt

 Câu 3:

`=>` C. Những ngôi nhà ngói đỏ

`=>` Những hình ảnh tô điểm cho Hòn Đất thêm đẹp là những hình ảnh về những ngôi nhà ngói đỏ

 Câu 4:

`=>` B. Tình cảm mừng vui, rạo rực

`=>` Khi đi xa về, người vùng Hòn có những tình cảm với quê hương đó là tình cảm mừng vui, rạo rực

 Câu 5:

`=>` C. Cảnh xanh tươi, trù phú và thanh bình của vùng Hòn trong những ngày giáp Tết

`=>` Bài văn miêu tả cảnh xanh tươi, trù phú và thanh bình của vùng Hòn trong những ngày giáp Tết

 Câu 6:

`=>` C. Từ láy

`=>` .Nhóm từ "Hây hẩy, rạo rực, thoai thoải, thấp thoáng, thoang thoảng, lâng lâng" thuộc từ láy

 Câu 7:

`=>` C. Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn

`=>` Chủ ngữ trong câu “Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống.” là những từ ngữ "Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn"

 Câu 8:

`=>` B. Tính từ

`=>` Những từ: sum sê, đông đúc, vàng óng, xanh lục thuộc từ loại đó là tính từ

 Câu 9:

`=>` B. Hai quan hệ từ

`=>` Trong câu “Những ngôi nhà trong xóm, mái lá và ngói đỏ chen nhau coi đông đúc như một thị trấn” có hai quan hệ từ

 Câu 10:

`=>` B. thanh bình, thái bình

`=>` Từ đồng nghĩa với từ bình yên đó là thanh bình, thái bình

$#Monarch$

$#Xin câu trả lời hay nhất$

$#Nhóm: Khu người giỏi$

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247