* Một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta:
+ Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc
+ Chia thành đơn vị hành chính như châu - quận, dưới châu - quận là huyện
+ Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện
+ Chính quyền đô hộ cho xây đắp các thành lũy lớn ở trị sở các châu, quận như thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình - Đại La (Hà Nội)... và bố trí lực lượng quân trú để bảo vệ chính quyền
+ Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu trang của nhân dân ta.
* Chuyển biến về xã hội ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:
- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.
+ Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.
+ Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
+ Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc (nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy - nộp lại địa tô) và nô tì.
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với Âu Lạc là:
Về tổ chức bộ máy cai trị:
- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
Chính sách bóc lột về kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
Chính sách đồng hóa về văn hóa:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
Những chuyển biến về kinh tế thời kì Bắc thuộc là:
-Trồng lúa nước là ngành chính (một năm hai vụ).
-Dùng sức kéo của trâu bò ngày càng phổ biến.
-Biết đắp đê phòng lũ lụt và bảo vệ mùa màng.
-Biết chăn nuôi và trông các lại cây ăn quả.
-Nhiều nghề thủ công xuất hiện như: làm giấy, thuộc da, khảm xà cừ, đúc tiền, đúc ngói,...
-Kĩ thuật đúc đồng Đông Sơn còn được lưu giữ và phát tiển
-Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp được trao đổi qua các chợ phiên, chợ làng.
-Các thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ đến trao đổi.
- Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng.
Những chuyển biến về xã hội thời kì Bắc thuộc là:
Xã hội phân hóa sâu sắc hơn, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hô ngày càng sâu đậm hơn
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247