Đáp án:
Câu 1 : ->Hệ cơ và bộ xương có nhiều đặc điểm tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động: – Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang hai bên, cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. ... – Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
Câu 2:
-> Sự mỏi cơ là khi ta làm việc lạng nhọc, biên độ co cơ giảm dần
Nguyên nhân :Do cơ thể không được cung cấp ôxi nên tích tụ axit lactic đâu độc cơ thể
Biện pháp chống mỏi cơ :
+Hít thở sâu
+Xoa bóp cơ
+Có thời gian lao động, học tập nghỉ ngơi hợp lí
Câu 3:->
Để vệ sinh hệ vận động, chúng ta cần:
- Lao động vừa sức.
- Ăn uống hợp lí.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Đi đứng thẳng lưng.
- Tư thế ngồi làm việc, ngồi học hợp lí.
- Tránh mang vác đồ nặng quá sức.
- Thư giản, nghe nhạc
Câu 4:
->Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Vai trò của huyết tương
Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
Vai trò của hồng cầu : Vận chuyển oxy và cacbonic
Câu 5:
->Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết
Môi trường trong cơ thể giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
Câu 6:
->Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm. Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.
Câu 7:
->Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó
Có hai loại miễn dịch: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch tự nhiên là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó
VD: thủy đậu, quai bị, ...
- Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó
VD: tiêm phòng vacxin ngăn ngừa bệnh viêm não...
Câu 8:
->
Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.
- Đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.
- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.
- Trong quá trình đông máu tiểu cầu đóng vai trò:
+ Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo nên nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
+ Giải phóng chất xúc tác giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
Câu 9:
-> a) gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB
b) kháng thể gây kết dính kháng nguyên là β,α
c) _Sơ đồ truyền máu: Hình bên dưới á nha
-Giải thích :
+ Nhóm máu O có thể truyền cho các nhóm máu: A, B, AB ( Nhóm máu O là nhóm chuyên cho.
+ Nhóm máu A có thể truyền cho các nhóm máu: A, AB.
+ Nhóm máu B có thể truyền cho các nhóm máu: B, AB.
+ Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB, nhận được các nhóm máu: O, A, B ( Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận
Câu 10:
->
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).
- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.
Câu 11:
->Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn). - Phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải. - Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
Giải thích các bước giải: Toàn bộ có trong sách môn Sinh Học Lớp 8
+ cho mình hay nhất nha
Câu 1:
- Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
- Cột sống cong ở 4 chổ
- Xương chậu nở, xương đùi lớn.
- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
- Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.
- Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.
- Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.
Câu 2:
-Định nghĩa:Mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần cho đến khi ngừng Khối lượng phù hợp thì công sản ra lớn nhất
- Nguyên nhân:
+ Thiếu năng lượng
+ Cơ thể ko cung cấp đủ oxi làm tích tụ axit lactic đầu độc cơ
- Biện pháp:
+ Khi có hiện tượng mỏi cơ: cần nghỉ ngơi, không để cơ tiếp tục làm việc, thả lỏng cơ kết hợp với xoa bóp để máu cung cấp nhiều khí oxi và thải nhanh những chất độc cho cơ ra ngoài.
+ Mỏi cơ còn có thể là do cơ hoạt động quá giới hạn cho phép của sự co cơ. Vì thế, cần rèn luyện để tăng khả năng chịu đựng và làm việc của cơ.
Một số biện pháp tăng cường khả năng làm việc của cơ:
+ Rèn luyện thể dục thể thao và thường xuyên lao động để hệ cơ và bộ xương được củng cố về độ bám chắc của cơ vào xương.
+ Bảo vệ và rèn luyện tốt các hệ cơ quan khác hay rèn luyện cơ thể nói chung để đảm bảo cho cơ có thể hoạt động tốt.
+ Trong quá trình rèn luyện và lao động cần thực hiện với mức độ vừa sức.
Câu 3:
Để vệ sinh hệ vận động, chúng ta cần:
+ Lao động vừa sức.
+ Ăn uống hợp lí.
+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
+ Đi đứng thẳng lưng.
+ Tư thế ngồi làm việc, ngồi học hợp lí.
+ Tránh mang vác đồ nặng quá sức.
Câu 4:
-Máu gồm:
+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải
-Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và CO2 giúp vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan
Câu 5:
- Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết
- Vai trò :giúp tế bào thường xuyên liên lạc với môi trường ngoài qua quá trình trao đổi chất .
Câu 6:
- Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng (bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô)
- Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên (Tế bào B)
- Phá hủy các tế bào nhiễm bệnh (Tế bào T)
Câu 7:
Có hai loại miễn dịch: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch tự nhiên là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó
VD: thủy đậu, quai bị, ...
- Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó
VD: tiêm phòng vacxin ngăn ngừa bệnh viêm não...
Câu 8:
- Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kịt vết thương
- Ý nghĩa của sự đông máu là: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương.
Câu 9:
a.
- Nhóm máu A
- Nhóm máu B
- Nhóm máu O
- Nhóm máu AB
b.
-Kháng thể a gây kết dính với kháng nguyên A
c.
Câu 10:
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
Câu 11:
- Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).
- Phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.
Chúc bạn học tốt <3
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247