Câu 1:
Đoạn trích kể lại sự việc Dế Mèn gặp chị nhà trò, biết chị nhà trò bị bọn nhện ức hiếp, Dế Mèn cùng chị đi đòi lại công bằng.
Câu 2:
+ Những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt:
- Bé nhỏ gầy yếu quá.
- Người bự những phấn như mới lột.
- Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay xa được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng.
+ Những chi tiết đó khiến em nhớ đến nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên".
Câu 3:
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa:
Trước đây gặp lúc đói kém, mẹ của Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện, rồi mẹ Nhà Trò chết để lại Nhà Trò thui thủi một mình. Bản thân lại ốm yếu làm không đủ ăn, không trả được nợ nên bị bọn Nhện đánh. Hôm nay chúng lại còn giăng tơ chặn đường đe bắt, dọa sẽ vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò.
- Em không đồng tình với hành động của bọn nhện. Đó là một hành động xấc xược, bắt nạt người khác. Chúng ta phải yêu thương, đùm bọc nhau, không được đánh nhau. Nhưng bọn nhện ở đây lại chỉ vì một món nợ nhỏ mà làm tổn thương đến tinh thần của người khác. Đó quả là một hành động không hợp với lẽ phải, một hành động mà chúng ta không nên học và làm theo. Đó là một hành động xấu xa, độc ác, vô tình, tiểu nhân, hành động đáng lên án. Vì vậy, em không đồng tình với hành động của bọn nhện.
Câu
- Những lời nói và cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn:
"Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu" rồi dẫn Nhà Trò đến chỗ bọn Nhện đang mai phục.
- Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn "Bài học đường đời đầu tiên".
Là: Không còn ngông nghênh, hống hách, vô tâm nữa mà đã biết giúp đỡ kẻ yếu thế hơn..
Câu 5
- Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên: Nhân hóa.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: Giúp cho thế giới loài vật trở nên sinh động hơn, những con vật trở nên gần gũi, đáng yêu.
@edogawa
Câu 1: Đoạn trích kể lại sự việc Dế Mèn gặp chị Nhà Trò bị ăn hiếp
Câu 2:
+ Những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt:
- Bé nhỏ gầy yếu quá.
- Người bự những phấn như mới lột.
- Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay xa được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng.
=> Hình ảnh đó khiến em nhớ đến nhân vật Dế Choắt
Câu 3:
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa nếu không trả nợ sẽ vặt chân, vặt cánh ăn thịt
- Những hành động của bọn nhện là hành động đáng lên án, vô cùng xấu xa, vì vậy em không đồng tình với những hành động đó
- Qua đoạn trích trên, ta thấy hành động của bọn Nhện là vô cùng xấu xa. Chúng vì một món nợ nhỏ mà đã ăn hiếp, bắt nạt chị Nhà Trò đến ốm yếu, tiều tụy. Hành động ấy vô cùng đáng lên án. Tác giả cũng muốn qua câu chuyện mà lên án những kẻ xấu xa như bọn nhện, chỉ vì một mốn nợ nhỏ mà dùng mọi cách khiến người ta phải trả. Trong cuộc sống, con người ta cần biết yêu thương, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau. Và đặc biệt cũng không được làm những hành động mất nhân tính kia. Đây cũng là lý do em không đồng ý với những hành động của bọn Nhện.
Câu 4:
- Những lời nói và cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn:
+ "Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu"
+ Xòe cả hai càng ra bảo vệ Nhà Trò
- Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn văn em được học là: Không còn ngông nghênh, hống hách, biết giúp đỡ mọi người xung quanh
Câu 5
- Biện pháp tu từ : Nhân hóa.
- Tác dụng: Giúp cho câu chuyện gần gũi với con người chúng ta hơn, trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc, người xem hơn.
@annap
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247