Trang chủ GDCD Lớp 6 Hãy kể những truyện cổ dân gian ở tỉnh Vĩnh...

Hãy kể những truyện cổ dân gian ở tỉnh Vĩnh Long(hoặc các tỉnh khác) môn: GDĐP(6) [ chọn môn GDCN tại ko có môn GDĐP) Kể gồm: +nêu tên truyện +truyện ở tỉnh n

Câu hỏi :

Hãy kể những truyện cổ dân gian ở tỉnh Vĩnh Long(hoặc các tỉnh khác) môn: GDĐP(6) [ chọn môn GDCN tại ko có môn GDĐP) Kể gồm: +nêu tên truyện +truyện ở tỉnh nào +kể nguyên câu truyện

Lời giải 1 :

+ Tên truyện là Chử Đồng Tử

+ Truyện ở tỉnh Hưng Yên

+ Đời Hùng Vương thứ mười tám, ở làng Chử Xá (xưa thuộc phủ Khoái Châu), bên bờ sông Hồng có chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghòe, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặt chung. Khi cha mất, cha thương cha nên quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không, hàng ngày ngâm mình mò cá để bán.

Một hôm chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến lại. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái yêu của vua Hùng đang du ngoạn. Chàng sợ hãi chốn vào bãi lau sậy, bới cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo chơi rồi vây màn tắm. Nước dội làm trôi cát, để lộ chàng trai khỏe mạnh. Khi biết rõ tình cảnh của chàng, công chúa cảm động và cho đó là trời duyên, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.

Sau đó hai vợ chồng Chủ Đồng Tử-Tiên Dung mà ở lại lập làng, lập phố, dậy dân buôn bán, cấy trồng. Vùng quê ngày một trù phú, thịnh vượng. Hai người đi tìm thầy học đạp, tinh thông pháp thuật. Cuối cùng cả hai đều hóa lên trời

Nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng và ở khu đầm nơi ngài hóa (nay thuộc huyện Khoái Châu). Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đáng giặc, tiêu biểu là lần ngài cưỡi rồng xuống giúp Triệu Việt Vương đáng quân Lương.

Thảo luận

-- Lý do cho câu trl hay nhất là truyện dễ thuộc, và dành cho con nít, nghe nó hay, mà mik học r mà quên=)))) cảm mơn bạn nhakkk🌹🌹
-- Không có gì ạ
-- chép mạng
-- Chép mạng???????? Bạn giúp mik tìm cái link mik sao chép với ạ, tìm được rồi hãy nói mik nhé, nói có sách mách có chứng nhé chứ không có chứng cứ đừng có nói một cách tùy tiện như vậy ạ
-- bài của bạn này chưa chắc là chép mạng đâu ạ có vài câu chuyện có trong sách mà giống bài mình ý mình chép trong SGK
-- Sách lớp 4
-- Trang???

Lời giải 2 :

                                                                 ĐỘNG MƯỜNG VI

                                                                ( Truyện tỉnh Lào Cai)

Chuyện kể rằng, động này có từ bao giờ chảng ai biết nhưng rất rộng và sâu, trong đó có suối chảy róc rách, có ruộn bậc thang và cả nơi nằm nghỉ mát. Đó là nơi ở của chín nàng tiên xinh đẹp, hiền lành, chịu khó.

Hàng năm cứ vào mùa trồng cấy hoặc thu hoạch là các nàng tiên với những bộ cách mỏng lại giáng xuống đây giúp bà con dân bản. Các nàng lao động rất giỏi, nhổ mạ, gặt lúa bằng hàng trăm người làm. Dáng đi của các nàng uyển chuyển, dịu dàng nhưng lại thoăn thoắt, việc làm chẳng mấy mà xong. Sự lao động nhiệt tình, chăm chỉ của các nàng tiên càng làm cho dân bản càng hăng say lao động. Các nàng tiên luôn phù hộ cho dân bản được khỏe mạnh, tránh được mưa to, gió lớn. Các loài gia súc, gia cầm như bò, lợn, dê... tránh được bệnh dịch.

 Trong hang động ngày xưa có nhiều bát đĩa, ấm, chén, xoong, nồi..... Có cả gia súc như trâu, bò, lợn.. của các nàng tiên mang từ trên trời xuống. Mỗi khi dân bản có việc lớn như cưới xin, ma chay hay các ngày tết, lế hội, đều được vào đây mượn để dùng. Các nàng tiên quy định rất rõ ràng là khi dùng xong phải lau, rửa sạch sẽ trả lại chỗ cũ. Lúc đầu, ai nấy cũng đều thực hiện rất tốt nên cuộc sống của bà con dân bản bình yên, đầm ấm, mùa màng bội thu, tránh được mưa to gió lớn. Những năm hạn hán kéo dài, Mường Vi vẫn mưa thuận, gió hòa, tránh được dịch bệnh.

Nhưng tiếc thay, lòng tham vô đáy của con người đã dẫn đến một thảm họa khó lường. Nhiều người vào hang mượn xoong nồi  về nấu; mượn bát, đĩa về đựng khi trả không rửa sạch sẽ. Có người mượn vòng tay bằng bạc trắng để về cưới con dâu, cưới xong cũng không trả lại. Từ đó các nàng tiên không bao giờ quay lại nữa và tất cả mọi thừ đều biến thành đá.

Rồi một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt từ tháng Ba đến tháng Tám không lấy một giọt nước mưa. Ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, rừng loang lổ như thân con hổ. Con dơi trong hang cũng không tài nào chịu được. Năm đó, bà con bản mất mùa, đói kém, đến củ sắn cũng không có để mà ăn. Trâu, bò, lợn thậm chí vcar con người cũng bị dịch bệnh kéo dài. Vì vậy các già bản đac làm lễ cầu trời. Năm sau, thời tiết trở lại bình thường, mưa thuận gió hòa, hết cả dịch bệnh. Từ đó bà con dân bản đều tổ chức lễ cúng vào dịp Tết nguyên đan hằng năm. Lễ gồm có: Bánh chưng, thịt gà, thịt lợn, xôi bảy màu, bánh bỏng, bánh khảo.

Một lần, khi vận chuyển đất đá của trời ngang qua đất Mường Vi, các nàng tiên đã làm rơi vãi đất đá xuống. Đất Mường Vi trở nên màu mỡ kì lạ, trồng cây gì cũng tốt. Đời sống của người dân trở nên đầm ấm. Vì vậy mà dân tộc giáy ở  đây có câu'' Đắc din sam dáng dú''- tức là mỗi hòn đá ở đây có ba lạng mỡ.

                                          Viết cái này mình tốn siêu nhiều thời gian lun á

                                 mà câu truyện ở tỉnh này mình ghi ngay dưới tên truyện đấy nhé

                                                               Chúc bạn học tốt ạ!!!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247