*Kế hoạch:
- Chủ động tiến công để phòng vệ: Đem quân sang đánh Ung Châu, sau khi đạt được mục tiêu thì rút quân về để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống không thể tránh khỏi.
- Lãnh đạo nhân dân xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt và kháng chiến chống quân Tóng xâm lược.
*Diễn biến:
- Tháng 1/1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến. Quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.
- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.
- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.
*Kế hoạch:
- Lý Thường Kiệt cho ráo riết chuẩn bị bố phong và mai phục quân Tống, ở những vị trí chiến lược quan trọng
- Thuỷ binh đóng ở Đông Kênh do Lý Kế Nguyên chỉ huy
- Bộ binh do Lý Thương Kiệt chỉ huy, được bố trí ở dòng sông Như Nguyệt
*Diến biến:
- Quân Tống bắc cầu phao, đóng bè lớn, ào ạt tiến qua sông, đánh vào phòng tuyến của ta
- Ta mở cuộc tấn công lớn, đẩy chúng về phía bờ Bắc
- Cuối mùa xuân năm 1077: Lý thường Kiệt bất ngờ mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch
*Kết quả:
- Quân Tống thua to, rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng
- Lý Thường Kiệt quyết định giảng hoà, cho quân Tống rút về nước
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ có tinh thần đoàn kết, toàn dân
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
*Ý nghĩa lịch sử:
- Là chiến thắng tuyệt vời, trong lịch sử trống quân xâm lược của quân và dân Đại Việt
- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta
- Củng cố nền độc lập của dân tộc
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247