Trang chủ GDCD Lớp 8 CÁC BẠN CÓ THỂ SOẠN CÁI ĐỀ CƯƠNG GDCD NÀY...

CÁC BẠN CÓ THỂ SOẠN CÁI ĐỀ CƯƠNG GDCD NÀY RA GIÚP MIK VỚI MIK CHỈ CẦN NỘI DUNG CỦA TỪNG BÀI DƯỚI THÔI Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 1-

Câu hỏi :

CÁC BẠN CÓ THỂ SOẠN CÁI ĐỀ CƯƠNG GDCD NÀY RA GIÚP MIK VỚI MIK CHỈ CẦN NỘI DUNG CỦA TỪNG BÀI DƯỚI THÔI Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 1-Nêu được Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. 2-Bổn phận anh chị em trong gia đình.. Bài 13: Phòng chống TNXH. 1.Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó. 2.Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội 3.Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tệ nạn xã hội. ( Phạm vị kiến thức SGK GDCD 8) Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS 1.Em hiểu HIV/AIDS là gì? 2. Mức độ nguy hiểm của HIV/ AIDS 3.Quy định của pháp luật . (SGK) 4. Trách nhiệm của học sinh Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.( phạm vi SGK) 1.Biết được 1 sô chất độc hại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người 2.Quy định của pháp luật nước ta về phòng chông cháy nổ Bài 16: Quyền sở hửu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. (Phạm vị kiến thức SGK GDCD 8) 1. Quyền sở hữu tài sản của công dân. 2. Nghĩa vụ tôn trong tài sản của người khác . 3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân. Bài: 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 1. Hiểu được tài sản nhà nước 2. Vai trò của tái sản nhà nước và lợi ích công cộng. 3. Nghĩa vụ của CD trong việc tôn trọng tài sản NN và LICC. (Phạm vị kiến thức SGK GDCD 8) LƯU Ý: ĐÂY LÀ Ý CƠ BẢN CÒN NỘI DUNG CHI TIẾT ĐÃ GHI CHÉP TRONG QUÁ TRÌNH HỌC, CÁC EM HỌC VÀ LÀM BÀI TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Lời giải 1 :

$\textit{#3kugoxbis}$

Bài `12`. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình:

`1`. Nêu được quyền và nghĩa vụ của con, cháu: 

`+` Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà.

`+` Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

`+` Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

`2`. Bổn phận anh chị em trong gia đình:

`+` Có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

Bài `13`. Phòng, chống tệ nạn xã hội:

`1`. Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó:

`-` Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 

`-` Tác hại:

`+` Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tinh thần và đạo đức con người.

`+` Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.

`2`. Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội:

`+` Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

`+` Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Những người nghiện ma túy buộc phai cai nghiện. 

`+` Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.

`+` Trẻ em không được đánh bạc uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hóa đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

`3`. Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tệ nạn xã hội:

`+`  Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội.

`+` Tuân theo qui định của pháp luật.

`+` Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường, địa phương.

Bài `14`. Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS:

`1`. Em hiểu HIV/AIDS là gì:

`-` HIV là: tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

`-` AIDS là: giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau đe doạ tính mạng con người.

`2`. Mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS:

`+` Là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam.

`+` Là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế `-` xã hội đất nước.

`3`. Quy định của pháp luật:

`+` Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình cho gia đình và xã hội.

`+` Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác.

`+` Người nhiễm HIV/AIDS có quyền giữ bí mật về trình trạng lây nhiễm của mình, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

`4`. Trách nhiệm của học sinh:

`+` Phải có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và cho gia đình.

`+`  Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

`+` Không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.

Bài `15`. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại: 

`1`. Biết được `1` số chất độc hại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người:

`+` Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.

`+` Các chất phóng xạ.

`+` Chất độc màu da cam.

`+` Thủy ngân.

`2`. Quy định của pháp luật nước ta về phòng chống cháy nổ:

`+` Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ độc hại.

`+` Chỉ những Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ trái tiếp các loại vũ khí, các chất nổ, cháy, phóng xạ và chất độc hại.

`+` Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng, phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

Bài `16`. Quyền sở hửu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

`1`. Quyền sở hữu tài sản của công dân:

`+` Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.

`+`  Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

`+` Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng cho, đề lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ,...

`2`. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

`+` Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được sâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của Nhà nước.

`+` Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.

`+` Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng, phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

`3`. Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân:

`+` Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

Bài `17`. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:

`1`. Hiểu được tài sản nhà nước:

`+` Gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, thềm lục địa, vốn và tài sản của nhà nước đầu tư thuộc về các nghành kinh tế, xã hội, văn hoá... đều thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.

`2`. Vai trò của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:

`+` Có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

`+` Do nhà nước ban hành, cấp cho nhằm phục vụ quyền lợi và lợi ích của công dân.

`3`. Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

`+` Không được xâm phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.

`+` Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn tiết kiệm có hiệu quả..

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài 12.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

  •    * Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.:
  • Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe.
  • những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
  • Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
  •    *Bổn phận anh chị em trong gia đình:
  • Anh chị em phải có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau

    và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

  • Bài 13: Phòng chống TNXH.
  • Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
  • Tệ nạn xã hội là các hiện tượng phổ biến trong xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh. Ví dụ: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, bộ máy quan liêu, tảo hôn, ấu dâm...
  • tác hại của nó:
  • - Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
  • - Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
  • - Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS.
  • Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội:

  • Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
  • Nghiêm cấm sản xuất, tàng trử, vận chuyển , mua bán , sử dụng , tổ chức sử dụng , lôi kéo sử dụng trái phép các chất ma túy .
  • Người nghiện buộc phải đi cai nghiện .
  • Nghiêm cấm hành vi mại dâm , dụ dỗ , dẫn dắt mại dâm .
  • Trẻ em không được Đánh bạc , uống rượu , hút thuốc , dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc , uống rượu , hút thuốc , dụ dỗ , dẫn dắt trẻ em mại dâm.
  • Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tệ nạn xã hội:
  • Sống giản dị, trong sạch và lành mạnh
  • Tuân thủ những quy định của pháp luật
  • Tuyên truyền để mọi người dân được biết để tránh các tệ nạn xã hội
  • Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.
  • Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
  • 1.Em hiểu HIV/AIDS là gì?
  • AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • 2. Mức độ nguy hiểm của HIV/ AIDS 
  • AIDS chính là một hội chứng suy giảm miễn dịch mạn tính do virus HIV gây ra và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Virus sẽ tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch của bệnh nhân khiến cho người bệnh không còn khả năng chống lại nhiễm trùng và các loại bệnh tật khác
  • 3.Quy định của pháp luật . (SGK)
  • Đối với mọi người:
  • Thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
  • Tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
  • Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền HIV/AIDS khác.
  • Người nhiễm HIV/AIDS:
  • Có quyền được giữ bí mật về tình trạng HIV/AIDS
  • Không bị phân biệt đối xử
  • Phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh cho động đồn
  • 4. Trách nhiệm của học sinh
  • – Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV

    -Không quan hệ tình dục bừa bãi.

    – Không tiêm chích ma túy.

    – Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

  • Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.( phạm vi SGK)
  • 1.Biết được 1 sô chất độc hại có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người
  • +Bom, mìn, đạn pháo ;

    +  Thuốc nổ ;

     + Xăng dầu ;

    + Súng săn ;

    +Súng các loại ;

    + Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu ;

    + Các chất phóng xạ ;

    +  Chất độc màu da cam ;

    +Thuỷ ngân.

  • 2.Quy định của pháp luật nước ta về phòng chông cháy nổ
  • -Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
  • -Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.
  • -Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn
  • Bài 16: Quyền sở hửu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. (Phạm vị kiến thức SGK GDCD 8)
  • 1. Quyền sở hữu tài sản của công dân.
  • Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của cồn dân (Chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình

    * Các quyền sở hữu tài sản:

    • Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản
    • Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản…
    • Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản đó.
  • 2. Nghĩa vụ tôn trong tài sản của người khác .
  • Tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
  • +Khi vay, nợ phải có trách nhiệm trả đầy đủ, đúng hẹn.
  • +Khi mượn, giữ phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
  • +Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.
  • 3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân.
  • Hiến pháp năm 2013
  • Điều 32
  • Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp,của cải để dành,nhà ở,tư liệu sinh hoạt,tư liệu sản xuất,phần vốn góp  trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
  • Bộ luật dân sự năm 2005
  • Điều 169
  • 1.Quyền sở hữu của cá nhân ,pháp nhân và các chủ đề khác được pháp luật công nhân và bảo vệ
  • 2.Ko ai có thể bị hạn chế,bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đốivới tài sản của mình
  • Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ ,ngăn cản bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình ,truy tìm,đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu,sd,định đoạt ko có căn cứ pháp luật.
  • Bài: 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
  • 1. Hiểu được tài sản nhà nước
  • Tài sản Nhà nước gồm: Đất đai rừng núi, sông hồ, nguồn tài nguyên, biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.
  • Tài sản Nhà nước: Thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lí.
  • 2. Vai trò của tái sản nhà nước và lợi ích công cộng.
  • Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • 3. Nghĩa vụ của CD trong việc tôn trọng tài sản NN và LICC.
  • Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
  • Không được xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.
  • Khi được giao quản lý tài sản của Nhà nước, phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí.
  • By taminh525

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247