Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Cảm nhận về nhân vật tấm trong truyện tấm cám...

Cảm nhận về nhân vật tấm trong truyện tấm cám câu hỏi 27080 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận về nhân vật tấm trong truyện tấm cám

Lời giải 1 :

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu về truyện cổ tích 

- Khái quát về nhân vật Tấm

- Dẫn dắt

B. Thân bài

1. Hoàn cảnh của Tấm.

- Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ

- Cha lấy vợ khác sau đó cũng sớm qua đời. Tấm ở cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám.

- Tấm phải làm việc suốt ngày đêm, trăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc, xay cám, giã giạo.

→ Là con riêng, lại là phận gái, Tấm phải chịu bao cay đắng, tủi nhục. Hoàn cảnh của Tấm thương tâm, tội nghiệp

- Tấm hiền lành, nết na, chịu khó là hiện thân cho cái thiện. Mẹ con Cám lười biếng, độc ác gây ra bao nỗi bất hạnh cho Tấm, họ là hiện thân cho cái ác.

→ Sống với cái ác, vẻ đẹp của Tấm càng nổi bật. Quá trình chiến đấu với cái ác của Tấm là cuộc đấu tranh để giành và giữa lấy hạnh phúc.

2. Tấm – cô gái hiền lành, yếu đuối, cam chịu.

- Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ nhưng bị Cám lười biếng lừa lấy hết sạch giỏ tép, cướp lấy phần thưởng.

→ Tấm ngồi khóc và được ông Bụt tặng cho con cá bống

- Đi trăn trâu: Tấm bị mẹ con Cám lừa đi trăn trâu ở cánh đồng xa rồi ở nhà làm thịt cá bống ăn

→ Tấm khóc và bụt hiện lên mách Tấm cho xương cá vào bốn cái lọ chôn vào bốn chân giường.

- Đi xem hội: Tấm bị mẹ con Cám bắt ở nhà nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, không có quần áo mới

→ Tấm lại khóc, Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ xuống nhặt thóc, cho Tấm quần áo, giày, xe ngựa đi trảy hội. Tấm gặp vua và trở thành hoàng hậu

⇒ Tấm bị mẹ con Cám tước đoạt trắng trợn cả vật chất và tinh thần. Nhưng Tấm chỉ biết cam chịu, bật khóc mỗi lần bị ức hiếp, trà đạp. Tấm luôn trong thế bị động và không có ý thức phản kháng.

⇒ Sự xuất hiện của Bụt là yếu tố kì ảo, là sự hóa thân của nhân dân bênh vực, bảo vệ kẻ yếu, đứng về phía cái thiện

3. Tấm – cô gái mạnh mẽ, quyết liệt chống lại cái ác

- Tấm về ăn giỗ cha: Bị mẹ con Cám lừa trèo lên cây cau rồi chặt gốc cau. Tấm ngã lăn ra chết.

- Tấm hóa thành chim vàng anh hót cho vua nghe, chui vào tay áo vua. Tiếng hót của chim “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch...chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao” là lời báo hiệu cho sự trở về của Tấm. Mẹ con Cám giết thịt chim vàng anh.

- Tấm hóa thành cây xoan đào tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây làm khung cửi

- Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chi, chị khoét mắt cho”. Mẹ con Cám sợ hãi đem đốt khung cửi.

- Tấm hóa thành quả thị, hằng ngày bước ra giúp bà hàng nước quét dọn, têm trầu, gặp lại nhà vua và trở về cung làm hoàng hậu.

⇒ Tấm vẫn luôn ở cạnh nhà vua, thực hiện bổn phận của một người vợ.

⇒ Quá trình đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt không khoan nhượng của Tấm. Tấm không còn nhu mì, yếu đuối, chỉ biết khóc khi bị bắt nạt, biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Bụt mà đã kiên cường chống lại.

⇒ Những lần hóa thân của Tấm cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện trước cái ác.

4. Tấm ra tay trừng trị cái ác.

- Tấm trở về cung trong sự ngỡ ngàng và sợ hãi của mẹ con Cám

- Hành động trừng phạt: Cho Cám xuống hố, dội nước sôi cho trắng đẹp cho đến chết. Cho dì ghẻ ăn mắm làm từ thịt con gái, kinh khiếp mà chết

⇒ Hành động trừng phạt này phù hợp với quá trình trưởng thành, đấu tranh của Tấm

⇒ Thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, về quan niệm sống “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Xây dựng những mẫu thuẫn có sự tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành động nhân vật

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa nhân vật

- Sử dụng các yếu thần kì.

C. Kết bài

- Đánh giá chung

- Suy nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám. Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi, cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng: Cô yếu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể một lần nhìn thấy hai tiếng “hòa bình” trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit???

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

Thảo luận

Lời giải 2 :

*DÀN Ý 

I, MB: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, mâu thuẫn giữa những người xấu xa, tàn độc với người hiền lành  vốn là cuộc đấu trah thường hay xảy ra và tạo nên cốt truyện chung của thể loại cổ tích  và ở đó hạnh phúc và chiến thắng luôn thuộc về những người hiền lành. "Tấm Cám cũng là một câu chuyện như thế. Đại diện cho người hiền lành, tốt bung, cái thiên  chính là nhân vật Tấm

II, TB 

1, Hoàn cảnh của Tấm

- Gia cảnh: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.  Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ. Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám. => Tấm: cô gái mồ côi, là con riêng.

- Hoàn cảnh sống: + Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn mặc trắng trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.

2. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử độc ác: 
- Đi bắt tép : Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình => về nhận thưởng (yếm đỏ) . 
- Đi chăn trâu : Gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám giết cá bống (người bạn an ủi của Tấm) ăn thịt. 
- Đi xem hội : Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt => dập tắt niềm vui được đi hội của Tấm
- Được Bụt giúp, Tấm được đi hội và trở thành vợ vua, mẹ con Cám căm tức, tìm mọi cách hãm hại Tấm  khi cô trở thành vợ vua. 
- Tấm là người bất hạnh , ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng, yếu đuối thụ động , nhường nhịn và khóc . 
=> Tấm là cô gái siêng năng, hiền lành, thật thà; luôn bị mẹ con Cám ức hiếp, hãm hại nhưng nhẫn nại chịu đựng. Mẹ con Cám tham lam, độc ác và lười nhác.

3. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.

- Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh. Tấm chết -> chim vàng anh -> xoan đào -> khung cửu -> quả thị (trở lại làm người gặp hoàng tử).  Từ một cô gái hiền lành vừa ngã xuống đã mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở lại với cuộc đời đòi lại hạnh phúc: Tấm hoá Vàng Anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng Anh bị giết, Tấm hoá cây xoan đào, khung cửi dệt tuyên chiến với kẻ thù “cót ca cót két ... khoét mắt ra”. Khung cửi dệt, quả thị là những gì Tấm hoá thân cũng là những vật bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng

=> Quá trình trở về của Tấm thể hịên caíi thiện không thể chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách để tiêu diệt cái thiện. Những lân fchết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc đáu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. -

- Vật hoá thân của Tấm đều là yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn sự xuất hiện của Bụt ở phần đầu khi mỗi lần Tấm khóc. ở đây, Tấm không khóc cũng không thấy Bụt. Tấm phải tự mình gình và giữ hạnh phúc. Cho nên các vật là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh với cái ác. Những mặt hoá thân của Tấm có thể bị ảnh hưởng của thuyết luân hồi của Đạo phật. Song đó chỉ mượn cái vỏ bên ngoài để thể hiận ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. -> Miếng trầu là vật nối duyên. Nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người têm (Tấm) -> nhờ đó hoàng tử nhận ra Tấm. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân nên miếng trầu không thể thiếu trong sự hội ngộ giữa nhà vua - Tấm.

+ Miếng trầu nên dâu nhà người.

+ Nhớ lời bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người - ý nghĩa sự trở về của Tấm. + Phản ánh quan niệm “ở hiền gặp lành” của nhân dân.

+ Phản ánh ước mơ về công bằng xã hội: người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bịo trừng trị.

+ Phản ánh ước mơ về hạnh phúc: Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.

=> Những ước mơ trên thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới hạnh phúc, công lí của nhân dân lao động.

3, Đánh giá chung

Truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Truyện phản ánh ước mơ đổi đời, tinh thần lạc quan của người xưa.

III, KB: KHẳng định lại vấn đề

* Bài viết tham khảo

Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, mâu thuẫn giữa những người xấu xa, tàn độc với người hiền lành  vốn là cuộc đấu trah thường hay xảy ra và tạo nên cốt truyện chung của thể loại cổ tích  và ở đó hạnh phúc và chiến thắng luôn thuộc về những người hiền lành. "Tấm Cám cũng là một câu chuyện như thế. Đại diện cho người hiền lành, tốt bung, cái thiên  chính là nhân vật Tấm

Tấm ngay từ thuở nhỏ đã có cuộc sống khổ cực bất hạnh, mồ côi mẹ ngay từ khi còn bé, ít lâu sau thì bố lại cưới vợ mới. Tuy dì ghẻ ghét Tấm nhưng vì còn bố, nên Tấm cũng đỡ phần này khổ cực. Chỉ không may rằng, không bao lâu sau bố đẻ của Tấm cũng qua đời, khiến cô lâm vào cảnh tứ cố vô thân trong chính căn nhà của mình, ngày ngày phải chịu sự chèn ép của người mẹ kế và cô em gái cùng cha khác mẹ. Dù là con vợ cả thế nhưng Tấm phải làm việc quần quật bất kể ngày đêm, “hết chăn trâu, gánh nước, vớt bèo, thái khoai, đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc”, trái lại Cám lại được ăn trắng mặc trơn, chỉ quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng bao giờ. Từ đây người ta thấy được một vẻ đẹp của Tấm ấy là sự chăm chỉ, đảm đang trong công việc lao động. Nhưng đồng thời cũng nhận ra giữa Tấm và mẹ con Cám đã xảy ra mâu thuẫn, ấy là sự đối xử bất công và sự bóc lột sức lao động một cách độc ác, cay nghiệt đối với thành viên trong gia đình. Không chỉ vậy Tấm còn bị bóc lột cả về vật chất và tinh thần, khi mụ dì ghẻ đề ra chuyện thi bắt tép, treo thưởng cái yếm đỏ. Rõ ràng mụ thừa biết rằng cô con gái của mình chẳng bao giờ biết mò tép, nhưng vẫn nhắm mắt trao thưởng cho Cám, còn để Tấm phải chịu thua, trong buồn tủi và ấm ức. Thế nhưng Tấm là người con gái yếu đuối, nhẫn nhịn, trước sự bất công Tấm dường như quen thuộc và chai lỳ, nàng chỉ biết khóc lóc, tủi phận. Bụt lúc này hiện lên giúp đỡ, chỉ cho Tấm đem Bống về nuôi trong giếng, nàng mới tìm lại được chút niềm vui sống, hạnh phúc khi quanh quẩn bên chú cá nhỏ. Tuy nhiên sự ghen ghét, đố kỵ của mẹ con dì ghẻ không bao giờ buông tha cho Tấm, họ sẵn sàng lừa Tấm đi chăn trâu xa để giết thịt Bống, tước đoạt đi niềm vui và giá trị tinh thần duy nhất Tấm hiện có. Nhưng Tấm trước tình cảnh bị chèn ép như vậy vẫn chỉ cắn răng chịu đựng và khóc lóc, nàng không biết phải phản kháng hay đấu tranh như thế nào. Lần nữa Bụt lại hiện lên chỉ dạy cho Tấm đem xương cá đi chôn, ngày sau ắt có lúc dùng đến. Tấm đã sống trong căn nhà ấy, với thân phận như một kẻ ở, chịu nhiều khổ sở, bị tước đoạt đi sức lao động, niềm vui, giá trị tinh thần, thậm chí sự cay nghiệt của mẹ con Cám còn tận cùng đến độ tước đoạt của Tấm cả quyền được mưu cầu hạnh phúc. Tấm khao khát được đi chơi hội, bởi dù khổ sở, mệt mỏi với công việc đồng áng, nhưng bản thân Tấm cũng đã lớn, đã trở thành một thiếu nữ, nàng cũng ước mong có những phút giây vui vẻ, giao hòa với xã hội, xa hơn là kiếm cho mình một tấm chồng, có cuộc sống điền viên. Thế nhưng mẹ con Cám không cho Tấm được cái quyền ấy, mụ dì ghẻ đã tìm cách ngăn chặn Tấm mưu cầu hạnh phúc bằng việc trộn lẫn gạo và thóc, rồi bắt nàng phải lựa cho xong rồi mới được đi chơi hội. Rõ ràng đó là một chuyện hết sức khó khăn, Tấm có siêng năng nhặt nhạnh đến đâu thì khi xong hội cũng đã tàn. Lúc này đây đến cả mong ước cuối cùng cũng bị mẹ con Cám chặt đứt, bản thân Tấm lại không thể phản kháng, sự yếu đuối, nhu nhược khiến Tấm chỉ còn cách khóc lóc để xả mối tủi hờn trong lòng. May mắn thay sự yếu đuối, bất lực của Tấm trước thực cảnh bế tắc lại luôn có sự giúp đỡ của Bụt, Bụt sai một bầy chim đến nhặt thóc giúp Tấm, lại chỉ Tấm đào xương cá lên lấy đồ đi dự hội. Và cuối cùng bằng sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã thoát khỏi sự chèn ép của mẹ con Cám để đến gần hơn với hạnh phúc của bản thân. Đặc biệt sự kiện đánh rơi hài đã dẫn nàng đến một chặng đường mới, mà ở đây nàng vừa được nếm trải hạnh phúc tuyệt vời, cũng đồng thời lại rơi vào mối mâu thuẫn gay gắt hơn với mẹ con Cám.

Nhà vua sau khi mò được chiếc hài của Tấm đánh rơi, thì ra lệnh cho các cô gái lần lượt đến thử hài, ai đi vừa người sẽ lấy về làm vợ. Mẹ con Cám cũng thử nhưng rất tiếc không vừa, nhưng khi Tấm ướm thử thì vừa in, ngay hôm đó nhà vua đã cho người rước Tấm về làm hoàng hậu, nàng hưởng cuộc sống nhung lụa, ấm êm và có được tình yêu thương của nhà vua, đó là thứ trước đây nàng chưa từng nghĩ đến, đồng thời cũng là sự đền bù cho những ngày tháng khổ cực của Tấm trước đây. Tuy nhiên, sự sung sướng, hạnh phúc của Tấm lại trở thành nỗi ghen ghét oán hận của hai kẻ hám danh lợi là mẹ con Cám. Chúng đã ủ mưu giết Tấm, để đưa Cám thế vào vị trí hoàng hậu thay chị. Còn bản thân Tấm, nàng vốn là người con gái hiền lành, thậm chí nói quá là thì có chút nhu nhược, bản thân nàng không thể nhận ra những âm mưu cay độc của mẹ con Cám khi chúng xởi lởi mời nàng về làm giỗ cha. Mà Tấm dù ở cương vị hoàng hậu, nhưng nàng vẫn một lòng làm tròn đạo hiếu, sẵn sàng tháo giày, trèo lên cây cau theo lời của dì ghẻ để hái cau vào cúng cha. Sự ngây thơ, tin tưởng sai chỗ cùng với bản tính thật thà của nàng đã trở thành trợ lực khiến kẻ xấu được lợi, còn nàng phải chịu cái chết đầy oan ức. Tuy nhiên cái chết của Tấm đã trở thành nền tảng khiến nàng trở nên mạnh mẽ, không còn thụ động khóc lóc, hay cam chịu như khi còn ở nhà. Bởi lẽ lần này mâu thuẫn giữa nàng và mẹ con Cám không còn nằm ở việc bị đối xử bất công, sự bóc lột các giá trị vật chất tinh thần trong gia đình nữa mà chuyển sang một mâu thuẫn gay gắt hơn ấy là sự tranh đoạt về địa vị, quyền lợi xã hội và quan trọng nhất là mạng sống. Tấm đã vùng lên đấu tranh một cách thần kỳ, cố gắng tìm cách quay trở về hoàng cung bằng các hóa thân khác nhau, ban đầu thì là chim vàng anh, sau là cặp xoan đào, rồi đến khung cửi, cuối cùng là bằng thân xác người phàm chiu ra từ quả thị. Bộc lộ sức mạnh ý chí tinh thần ham sống mạnh mẽ, quyết liệt, không chấp nhận việc hoàn toàn chết đi để được lợi cho kẻ thù. Không chỉ dừng lại ở ý chí sống còn, mà Tấm còn có những đòn phản công mạnh mẽ, khéo léo, đầu tiên là biến thành chim vàng anh quay về cung quấn quýt bên vua, khiến Cám bị ghẻ lạnh. Khi bị Cám giết, vứt lông ra vườn thì lập tức mọc thành hai cây xoan đào để ngày ngày vua mắc võng hóng mát, Cám tiếp tục nhận lấy sự thờ ơ của vua. Như vậy lần này Tấm mới chỉ đơn giản là giành lại hạnh phúc của bản thân thông qua những hóa thân khác nhau, đồng thời cho Cám nếm trải mùi vị bị lạnh nhạt, xa cách, khiến nàng ta đau khổ vì bản thân còn không bằng một con chim, một cây gỗ vô tri. Điều đó khiến Cám càng trở nên cay độc hơn khi chặt cây xoan đào làm khung cửi, để triệt hạ tận gốc sự sống của Tấm, nhưng đáng tiếc Tấm vẫn quay về với lời đe dọa như dự báo trước một kết cục đầy bi thảm cho sự tàn nhẫn của Cám “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Sự đe dọa trắng trợn và khủng khiếp đã khiến Cám hoảng sợ vô cùng, bèn đem đốt khung cửi và ném tro ra thật xa hoàng cung, những tưởng đã diệt trừ được hậu họa. Nhưng không ngờ từ chỗ tro tàn lại mọc lên cây thị, ra độc một trái to và thơm, rồi được một bà lão bán nước xin mang về để trong nhà. Tấm tái sinh, trở lại làm người sau nhiều lần hóa kiếp, và có cuộc gặp gỡ với nhà vua, chồng nàng nhờ miếng trầu têm cánh phượng. Hai người lưỡng tình tương duyệt, cuộc hội ngộ bất ngờ đã khiến nhà vua vô cùng hạnh phúc, liền lập tức đó Tấm về cung, trả lại vị trí hoàng hậu cho nàng. Tấm sau khi trở về đối với kẻ đã nhiều lần hãm hại mình, nàng không muốn và cũng không cần nương tay. Cũng như thuở trước mẹ con Cám đã làm với mình, Tấm lập mưu lừa Cám nhảy vào hồ nước sôi bỏng chết, mụ dì ghẻ nghe tin con chết thì cũng lăn đùng ra chết theo. Có thể nói rằng sự trả thù, trừng phạt của Tấm là hoàn toàn thích đáng so với những gì mà mẹ con Cám đã gây ra cho nàng. Tính ra bản thân Tấm đã phải chịu sự tước đoạt mạng sống nhiều lần, và đều do hai kẻ độc ác này gây ra. Thế nên chỉ có cái chết mới có thể đền tội của chúng. Thêm vào đó cái chết và sự tái sinh của Tấm chính là một màn lột xác tất yếu, là sự vùng lên phản kháng mạnh mẽ, khẳng định cái thiện tất sẽ không bao giờ bị hủy diệt và luôn luôn chiến thắng cái ác. Sự mạnh mẽ, dứt khoát, thông minh của Tấm sau khi sống lại mới là một đức tính cần có của người mẫu nghi thiên hạ, chỉ khi nàng trở nên cứng rắn, tự bảo vệ được mình thì nàng mới có được hạnh phúc đích thực. Bởi rõ ràng trong suốt quá trình, khi nàng mới về làm hoàng hậu, dù được vua yêu thương, nhưng bản thân nàng cũng phải chịu cái chết oan ức, vua cũng không tìm cách điều tra nguyên nhân mà dễ dàng cho Cám vào cung thế vị trí của chị.

Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích hay và lâu đời có nhiều ý nghĩa giáo dục xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, răn dạy con người phải sống lương thiện, không nên làm những việc sai trái, tước đoạt đi vật chất, quyền lợi và cả tính mạng của người khác. Bên cạnh đó nhân vật cô Tấm là một nhân vật có ý nghĩa lớn, đầu tiên người ta ấn tượng với những vẻ đẹp của sự chăm chỉ, hiền lành, biết nhẫn nhịn, sau đó là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ thông qua những lần tái sinh chuyển kiếp. Đồng thời là sự trưởng thành trong suy nghĩ, sự cứng rắn trong nội tâm, cũng như sự phản kháng, trả thù mạnh mẽ những kẻ đã gây ra đau khổ cho mình. Khẳng định quy luật muôn đời rằng cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác dù đó là trong sự vùi dập cường đại của kẻ xấu hay bất kỳ hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nào. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247