Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 viết 1 bài văn tưởng tượng 1 lần em được...

viết 1 bài văn tưởng tượng 1 lần em được tham gia chuyến di làm tự thiệnlần em dườc tham gia chuyên diA Cau 2 Cuởng tưông lư thên cho đông bão nuên Trung -Nomg

Câu hỏi :

viết 1 bài văn tưởng tượng 1 lần em được tham gia chuyến di làm tự thiện

image

Lời giải 1 :

Tôi học cách cho đi không phải vì tôi đã có quá nhiều, mà vì tôi đã biết ý nghĩa và cảm giác của việc cho đi” – Khuyết danh

Cũng đã gần một tuần trôi qua kể từ chuyến đi từ thiện về huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ), nhưng bây giờ ngồi đây và hồi tưởng lại những gì đã trả qua trong chuyến đi tôi vẫn cảm thấy những cảm xúc trọn vẹn, buồn vui đủ cả. Đó thật sự là một ngày cuối tuần ý nghĩa!

Khởi hành từ sáng sớm tinh mơ, chiếc xe 30 chỗ chở theo những phần quà cùng 16 con người với những trái tim ấm áp và sẻ chia đại diện cho tập thể các công ty Vinatel, Sunmedia, Thuận Anh và Real Food với mong muốn mang đến cho những người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng đất miền Tây sông nước này một cái Tết đủ đầy và vui vẻ hơn.

hi những lá cờ đỏ xuất hiện trước cửa nhà báo hiệu chúng tôi đã đến địa điểm cần đến. Điểm tập kết là ở UBND xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ), chúng tôi nhận được sự tiếp đón nhiệt tình của anh chị cán bộ nơi đây, đó là sự nồng hậu đặc trưng của những con người ở vùng đất này, mà trong suốt chuyến đi, đi đến nhà nào chứng tôi cũng đều nhận được. Mọi người chia làm 3 tốp và mượn xe máy của các anh cán bộ xã để đi phát quà.

Tôi được phân vào nhóm của chị Phương làm trưởng nhóm, gồm có tôi, anh Hội, anh Hoàng và Diệu (có thể xem là team khá lăn xả và lầy lội). Chúng tôi nhận được sự dẫn dắt tận tâm chú trưởng ấp mà tôi chưa kịp hỏi tên, chú hay ngại và nghe nói là người dân tộc. Nhóm chúng tôi ghé thăm tổng cộng 7 hoàn cảnh khó khăn (tôi không gọi là 7 gia đình khó khăn vì với tôi, có một vài hoàn cảnh họ không có được cả một gia đình trọn vẹn).

Đúng như lời anh Hòa đã nói từ lúc trên xe, ở vùng đất quê khó khăn này, có rất ít sự hiện diện của những người trẻ, đa số là người già và trẻ em. Đau lòng nhất là cảnh những cụ già phải sống một mình không con cháu trong những mái nhà tranh đơn sơ, chỉ biết trông cậy vào lòng tốt của những người hàng xóm láng giềng. Xin kể lại một vài hoàn cảnh khiến tôi xúc động nhất, qua đó cũng hy vọng mọi người hiểu được phần nào những khổ đau của họ.Bước đến sân nhà (thật ra tôi thấy nó giống túp lều hơn), chúng tôi nhận được sự tiếp đón của một bà cụ, bà đi vẫn còn nhanh nhẹn và mời nhóm chúng tôi vào nhà. Nhưng khi ngồi nói chuyện chúng tôi mới biết vì tuổi già, nên đôi mắt bà đã không còn thấy gì nữa cả. “Nãy bà đang làm gì vậy?”, “tui đang lò mò múc nước từ cái lu ra cái thùng bê để tắm rửa mà cái lu nó cao quá với không tới”. Khi hỏi bà có con cháu gì không, bà nói rằng “không có cô ơi”. Bả kể, do không thấy đường nên bà phải cậy nhờ hàng xóm, ai có rảnh thì qua nấu giùm bà bữa cơm, còn không thì bà không thể nấu được. Tôi có đi bước qua bếp xem, nồi cơm có một ít cơm và một nồi nước có ít thịt bằm, có lẽ là bữa trưa được hàng xóm nấu giùm. Mỗi tháng bà chỉ thu nhập 600.000Đ từ nhà nước, cũng là cậy nhờ hàng xóm đi lãnh giùm rồi giữ giùm bà, bà có ăn uống gì thì người ta mua giùm. “Tui ăn toàn bốc cô ơi, nhiều khi bốc trúng con thằn lằn, con gián, bỏ vô họng ăn nó hôi lắm cô ơi.” Nghe đến đây cả nhóm tôi đều xót xa. “Nhiều khi tui muốn tự “dận” cho rồi, chứ sống mà khổ quá”. Một chút ít quà cùng với rất nhiều sự thật lòng, thật lòng chúng tôi mong bà khỏe mạnh và có nhiều may mắn hơn để có thể sống bớt khổ hơn trong những ngày sắp tới.Để rồi lại một lần nữa bước vào một túp lều tranh khác, chúng tôi phát hiện sự tồn tại của 2 quả tim vàng, có hai ông bà cụ đang ngồi móm mém uống cà phê trong một chiếc ca cũ kỹ. Ông bà cụ tuổi gần 90 sống nương tựa nhau, con trai cụ bỏ đi theo vợ, cụ kể “từ đó tui không liên hệ được với nó, gọi cũng không được”. Cụ ông bị liệt nửa người chỉ có thể ngồi một chỗ, cụ vẫn nghe được nhưng nói chuyện hơi khó khăn còn cụ bà vẫn khỏe, vẫn lo được cho ông. Chúng tôi ngồi tâm sự với ông bà, bà kể lại những khó khăn vất vả trong cuộc sống và tôi đã bắt gặp những giọt nước mắt của ông, tôi nghĩ đó là những giọt nước mắt bất lực của một người đàn ông khi không còn có thể lo lắng san sẻ cho người vợ của mình.

Nắm lấy tay ông, tôi nói “ông ơi, ông đừng buồn, còn ông còn bà sống với nhau là đã hạnh phúc lắm rồi, cực một chút mà bà có ông bầu bạn, không cảm thấy lẻ loi trên cõi đời này”.

Cuối cùng, chúng tôi ghé thăm một gia đình có thể xem là xa xôi nhất, một túp lều đứng trơ trọi giữa đồng không mông quạnh, mà chúng tôi phải đi bộ một đoạn đường bờ (ruộng) rất dài mới có thể ra tới. Bà ở nhà với 2 đứa cháu ngoại, còn những người khác thì đi mần thuê hết rồi. Ở đây chúng tôi thấy được cảnh kéo lưới bắt cá ở miền Tây, thức trắng đêm kéo lười thì mỗi ngày mang ra chợ bán được từ 80.000Đ-100.000Đ. Bà có đứa cháu gái bé xíu, cái tuổi mà ở Sài Gòn con nít còn được đút ăn mà bé đã có thể vớt cá thành thục để phụ ngoại. Bà kể “ở đây tụi tui đi mần thuê cho người ta suốt ngày, nên con cháu nó đi học trễ do làm hộ khẩu trễ không thì cũng nghỉ ngang phụ ba phụ mẹ mới có cái mà ăn, đất này cũng là tui ở đậu trên đất của người ta”. Nhưng bà và bé rất vui vẻ lạc quan. Tui thích nhất là dù khó khăn, nhưng lúc chúng tôi về, bà cũng vớt ít cá linh gửi tặng chú trường ấp về kho lạc. Trong cái khó, người ta vẫn đối xử tốt với nhau, đó là một điều rất đáng học hỏi và trân trọng.

Cũng xin kể về những kỷ niệm vui oái oăm của nhóm trên đường. Khi đi qua cây cầu gỗ không lang cang thì chúng tôi chẳng may làm rớt một thùng mì xuống sông (lỗi này chắc là do chị trưởng nhóm vì chỉ la lên “đẹp quá” làm anh em chúng tôi phân tâm). Mọi người đang loay hoay không biết làm sao thì nhân vật làm rớt là anh Hoàng đã thoăn thoắt đu bám vào 1 cái cột cầu để trèo xuống vớt thùng mì lên. Một màn trục vớt hết sức ấn tượng.

Hay câu chuyện chết nước của tôi, khi tôi lỉ khỉ trèo lên cái cần kéo lưới của người ta, đang đứng dòm một cách hào hứng thì bạn nhỏ (đã kể ở trên) tháo dây cái cần để thả lưới xuống, may mà em bé thả từ từ nên tui nhảy kịp qua cây cầu kế bên, chứ không chắc tôi cắm đầu xuống lưới và được vớt lên như những con cá ấy rồi. Thế mà anh chị em trong nhóm đứng cười một cách khoái chí mà không hề ánh lên một tia thương cảm nào cho cô gái đáng thương này.

Kết thúc chuyến đi là bữa ăn đơn giản ở UBND xã Đông Thắng. Một câu thôi “thức ăn miền Tây quá tuyệt vời!”.

Sau những niềm vui mà người nhận có được, những chuyến đi thiện nguyện còn mang đến cho người tham gia nhiều điều giá trị, đó không chỉ là những trải nghiệm khi đặt chân đến những vùng đất mới mà nó còn giúp chúng ta cảm nhận được chân thực nhất cuộc sống xung quanh. Để ta cảm thấy yêu đời và lạc quan hơn cũng để tâm hồn ta biết đồng cảm và chia sẻ nhiều hơn. Hy vọng còn có thể đồng hành cùng anh chị em trong nhiều chuyến đi ý nghĩa như vậy nữa.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247