Câu tục ngữ : '' Đói cho sạch, rách cho thơm. '' là lời dạy, là sống mà con người phải hướng tới việc tốt . Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, không lung lay trước cám dỗ, những người không vì tiền mà bán nước : như là Phan Bội Châu, vị anh hùng dân tộc, là 1 người tài giỏi ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nức theo con đường dân chủ. '' Đói '' với ''rách'' là tượng trưng cho sự nghèo khổ, hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, không được ấm no, hạnh phúc. Ta cần phải làm theo, noi theo những hành động mà ông cha ta truyền lại. Câu tục ngữ đã trở thành bài học luân lý, nó vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay và mai sau .
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rách” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247