Câu 1:
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- được viết theo phương thức biểu đạt chính: nghị luận
b) -Các câu rút gọn:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
=> cả 3 câu này đều là câu rút gọn thành phần chủ ngữ
c) Bài làm
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta". Đây chính là lời khẳng định của vị chủ tịch đáng kính- Hồ Chí Minh về lòng yêu nước của dân tộc ta. Từ thời xa xưa, dân ta đã có một lòng yêu nước vô cùng sâu sắc, điều đó được thể hiện qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của các vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,... Trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", Bác Hồ đã sử dụng phép liệt kê để nêu tên các vị anh hùng ấy, cách sử dụng như vậy đã thể hiện rõ niềm tự hào của Bác về lịch sử dân tộc và chúng ta cũng xứng đáng được tự hào về những người đã làm nên lịch sử, bởi, chúng ta có ngày hôm nay chính là nhờ công lao của các vị ấy. Không chỉ vậy, lòng yêu nước của nhân dân ta thời xưa còn được thể hiện qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, trong thời kì ấy, chúng ta không phân biệt tuổi tác, nơi cư trú, không phân biệt vùng miền, giai cấp, tất cả, ai nấy cũng đều có chung 1 lòng yêu nước ghét giặc, ai ai cũng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử vĩ đại. Còn ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, thống nhất thì lòng yêu nước lại được thể hiện qua những việc làm của người dân như lao động dựng xây đất nước, góp phần làm cho đất nước trở nên giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Ôi! Lòng yêu nước của nhân dân ta từ xưa đến nay, dù là trong thời kì nào cũng thật tuyệt vời và đáng trân trọng. Là một học sinh, chúng ta cần phải cố gắng học tập, chăm chỉ tu luyện, rèn dũa bản thân, biết ơn các vị anh hùng dân tộc để sau này trở thành một công dân có ích, góp phần phát triển đất nước
* Chú thích:
Câu đặc biệt: Ôi!
d) các tác phẩm đã được học cũng do Bác viết là: cảnh khuya, rằm tháng giêng (em chọn văn bản nào thì chọn nha)
a)Trích từ văn bản: tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác giả: Hồ Chí Minh
PTBĐ chính: nghị luận
c)Từ bao đời nay, lòng yêu nước đã trở thành một trong những truyền thống quý báu của nhân dân và dân tộc Việt Nam ta. Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, lớn lao mỗi người dân dành cho đất nước, Tổ quốc - nơi mà mình đang sinh sống. Và tình cảm thiêng liêng đó được trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả trong những giai đoạn lịch sử dân tộc phải gồng mình trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Ở đất nước Việt Nam chúng ta, bất cứ người dân nào cũng luôn tồn tại lòng yêu nước mãnh liệt. Cụ thể là khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan xuống vùng biển của Việt Nam thì trong tim của mỗi con người Việt trỗi dậy một nỗi bất bình mạnh mẽ, tạo thành một làn sóng phản đối quyết liệt đối với hành vi, ứng xử không đúng đắn đó. Hay những thanh niên hiện nay đủ tuổi phải thực thi lệnh gọi Nghĩa vụ quân sự luôn hăng hái, xung phong, xung kích lên đường thực hiện nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng của mình. Thật đáng tự hào làm sao! Tóm lại, trong mỗi con người Việt Nam ta đều có một lòng yêu nước sâu sắc. Riêng bản thân em, em sẽ học tập thật tốt, là con ngoan trò giỏi để mai sau góp công xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh để xứng danh với các cường quốc năm châu.
d) rằm tháng giêng, cảnh khuya,....
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247