Lòng biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam. Để ghi nhớ và
nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã đúc kết, lưu truyền thành câu tục ngữ ngắn
gọn mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc: “Uống nước nhớ nguồn”.
Đúng là như thế! Khi ta uống nước phải nhớ nguồn .Với
những hình ảnh quen thuộc, ông cha ta đã gửi gắm vào đó lời răn dạy con cháu về
lòng biết ơn. Chúng ta, những lớp người đi sau đang thừa hưởng thành quả lao động,
chiến đấu của các thế hệ đi trước phải luôn ghi nhớ công lao to lớn của họ.
Câu tục ngữ trên là lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì tất cả thành quả lao
động mà chúng ta thụ hưởng không phải tự nhiên mà có được. Đó là mồ hôi, nước
mắt và cả xương máu của bao người đã đổ xuống để tạo nên. Từ xa xưa, ông cha ta
đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no
qua các lễ hội. Hay như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm ngon đều nhắc nhở
mình là do công sức lao động sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng của người
nông dân…Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở,… đều là sự lao động miệt mài của những
người công nhân. Đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay cũng là do công lao dựng
nước của các vua Hùng. Vì vậy dù có đi đâu về đâu, con cháu vẫn không quên ngày
giỗ Tổ 10/3.
Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn
tới những đã hi sinh máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Lòng biết ơn ấy còn
được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”,, “xây
nhà tình nghĩa” cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng... Gần gũi với học sinh nhất là
ngày Nhà giáo Việt Nam. Cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân
hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô…. Nhớ ơn Người mang
lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên, trở thành phẩm chất
tốt đẹp của nhân dân ta.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng
ta mới có được thành công, nhận được sự yêu mến của những người xung quanh.
Tuy nhiên, đâu đó trong xã hội vẫn còn một số người sống “vong ân bội nghĩa”, sau
khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì quên ngay. Đó là những con người ích
kỉ, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thật đáng phê phán và xấu hổ thay
cho những con người như vậy!
Câu tục ngữ có giá trị và tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách mỗi
người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có, vì vậy, chúng ta thường
xuyên trau dồi, nuôi dưỡng. Là học sinh, em hứa sẽ luôn chăm ngoan, học giỏi để
đền đáp một phần công lao nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô
Ca dao tục ngữ xưa luôn giàu ý tình và chất chứa biết bao những bài học đạo lý vô cùng sâu sắc, và một trong số đó chính là bài học về sự biết ơn, đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” chính là một minh chứng tiêu biểu cho đạo lý đó của dân tộc.
Chắc hẳn, đây là câu tục ngữ đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, “uống nước” là hành động tượng trưng cho sự thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả của người khác dành cho mình. Từ đó ông cha ta khuyên dạy mỗi người cần biết “nhớ nguồn”, tức là nhớ về cội nguồn, nguồn gốc của nơi mà đã cho ta thứ để ta sử dụng, hay sâu xa hơn là biết ơn, ghi nhớ, cảm kích đối với những người đã đã giúp đỡ ta ,tạo ra thành quả để ta hưởng thụ. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã đề cao vai trò của lòng biết hơn trong cuộc sống.
Có thể nói, đây là một bài học đạo lý vô cùng ý nghĩa. Tại sao lại như vậy? Trước tiên, trong cuộc sống này, không điều gì là có sẵn trong tự nhiên, kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Những gì mà ta có được hiện tại không hoàn toàn là do một mình bàn tay ta có thể tạo nên mà đó là sự cộng hưởng, công lao của biết bao những yếu tố, những con người khác, chẳng hạn như những vật dụng đồ dùng hiện nay đều là quá trình thế hệ trước nghiên cứu và phát minh ra, hay ta có được kiến thức, sự giáo dục tốt là nhờ công lao của thầy cô, cha mẹ. Đó đều là những “nguồn” sống để ta có được như ngày hôm nay, do đó, con người cần biết ơn, ghi nhớ, tôn trọng công lao nuôi dưỡng, cung cấp, sinh thành của những người cho ta cuộc sống đầy đủ hiện tại.
“Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc, nó thể hiện sự biết ơn với cội nguồn của mỗi người, nhớ ơn công lao của các thế hệ đi trước đã rày công xây dựng mà nên. vfo.vn Ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay là nhờ ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, là những giọt mồ hôi, những giọt máu của biết bao các hệ cha anh đã kiên cường, anh dũng, chiến đấu hết mình, đánh đuổi giặc ngoại xâm mà hy sinh. Đó là lý do vì sao ngày nay, có rất nhiều những ngày lễ truyền thống của dân tộc nhằm tưởng nhớ công lao của cha ông ta ngày trước như Giỗ tổ Hùng Vương 10 -3, Ngày Thương binh liệt sĩ,...Tri ân những con người đã góp phần tạo nên cuộc sống cho ta như các bậc làm cha làm mẹ, thầy cô giáo,...đất nước ta cũng có những ngày lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...để mỗi người con, người cháu tri ân, tỏ lòng thành kính đối với các bậc đi trước.
Cuộc sống nếu như không có cái gọi là lòng biết ơn thì liệu xã hội có được ổn định và vững bền? Lòng biết ơn không chỉ thể hiện tình cảm nhớ ơn mà còn là sợi dây gắn kết giữa con người với người. Khi ta biết ơn người khác, ta sẽ luôn nhận được sự yêu mến, cảm kích, tự hào của những người xung quanh, ngược lại, nếu cuộc sống chỉ toàn những kẻ “ăn cháo đá bát”, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, họ sẽ luôn bị người đời chê trách, trách cứ, và xa lánh. Câu chuyện về mẹ con Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh hay mẹ con Cám trong truyện cổ tích Tấm cám có lẽ là những minh chứng tiêu biểu nhất cho sự vong ơn bội nghĩa và phải trả giá một cách xứng đáng.
Lòng biết ơn chỉ thực sự giàu ý nghĩa khi nó xuất phát từ chính trái tim của người mang ơn đối với người làm ơn, nếu như nó không thật lòng từ trong sâu thẳm con tim mà chỉ là sự gượng ép, miễn cưỡng, hay đôi khi là cố tình để thể hiện bản thân mình thì nó cũng thật vô nghĩa làm sao. Sông nào cũng có nguồn, “ăn quả” không thể không nhớ đến “kẻ trồng cây”, mỗi cá nhân trong cuộc sống hôm nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần ý thức được sâu sắc trách nhiệm của bản thân đối với cội nguồn và hành động một cách đúng đắn, cũng như phát huy hết mình truyền thống quý báu ấy của dân tộc.
Như vậy, câu tục ngữ đã không chỉ đặt ra một bài học đạo lý sâu sắc mà còn đưa ra yêu cầu cần biết phát huy và bảo tồn để thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, để đọa lý truyền thống luôn sống mãi trong mỗi trái tim con người Việt Nam muôn đời.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247