Câu 1:
- Đoạn thơ trên trích từ văn bản: Nói với con.
- Tác giả: Y Phương.
Câu 2:
Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình.
Đây là cách gọi gần gũi, thân thương chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
Câu 3:
Vẻ đẹp của "người đồng mình" qua đoạn thơ:
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát"
`->` Khéo léo, cần cù, tài hoa và giàu sáng tạo.
`->` Thể hiện tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của người đồng mình.
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
`->` Tấm lòng hào phóng, rộng mở.
`->` Thể hiện đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
`#PK`
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ văn bản "Nói với con" của tác giả Y Phương.
Câu 2: "Người đồng mình" là người vùng mình, miền mình, những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, dân tộc.
Câu 3: Câu thơ "Người đồng mình yêu lắm con ơi" vang lên tha thiết, chan chứa bao niềm xúc động, tự hào của nhà thơ về "người đồng mình". Lời thơ thủ thỉ, tâm tình, những hình ảnh đẹp, mộc mạc, vừa cụ thể vừa khái quát mà vẫn giàu chất thơ bay bổng đã gợi về một cuộc sống lao động và nếp sinh hoạt văn hóa của con người quê ông:
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát"
Cuộc sống được nâng niu, chăm chút, luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện. "Lờ" là một dụng cụ đánh bắt cá thủ công, thô sơ - cũng được trang trí bằng những chiếc nan hoa. Ngôi nhà sàn vách nứa đơn sơ đẹp lên bởi những câu hát lượng giao duyên say sưa, tình tứ. Đó là tiếng hát của lòng yêu đời, tinh thần lạc quan vượt lên mọi gian lao trong cuộc sống. Các động từ "đan", "cài", "ken" không chỉ miêu tả chi tiết thao tác lao động khéo léo, tài hoa của người đồng mình mà còn nói lên một cuộc sống gắn bó, quấn quýt tươi vui.
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
Hai câu thơ là những hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ đẹp gợi liên tưởng sâu xa. "Rừng cho hoa" là cho con những gì đẹp nhất của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người nơi đây. Và "con đường cho những tấm lòng" với người dân vùng cao, không biểu tượng nào gợi tình cảm gắn bó keo sơn nghĩa tình hơn hình ảnh con đường gập ghềnh sỏi đá. Bản làng dân tộc thưa vắng, bàn chân người phải qua lại bao lần để cỏ cây không chen lối? Những tấm lòng nghĩa tình của quê hương đã tạo nên con đường ấy để con tiếp bước vào đời. Bằng điệp từ "cho", cũng là động từ chỉ sự trao tặng, dân hiến, tác giả đã dành những lời ngợi ca tràn đầy cảm xúc và lòng biết ơn sâu sắc quê hương - người mẹ bao dung, nhân hậu, nghĩa tình đã trao cho con người tất cả những gì tinh túy nhất. Qua đoạn thơ, cuộc sống lao động cần cù, khó nhọc của người đồng mình trở nên đẹp đẽ, thơ mộng và đáng yêu.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247