Trang chủ Địa Lý Lớp 8 · Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất( mỗi...

· Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất( mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1: Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Ấ

Câu hỏi :

· Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất( mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1: Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 2: Đặc điểm vị trí địa lí châu Á A. Là một bộ phận của lục địa Á – Âu. B. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. C. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam. D. Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ. Câu 3: Vị trí địa lí của châu Á không mang đặc điểm nào sau đây? A. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. B. Tiếp giáp Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. C. Tiếp giáp hai châu lục. D. Phía Tây giáp châu Âu. Câu 4: Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn? A. Tiếp giáp hai châu lục. B. Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn. C. Lãnh thổ có dạng hình khối. D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo. Câu 5: Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là A. Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam. B. Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam hoặc gần Bắc - Nam. C. Đông – Tây và vòng cung. D. Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam. Câu 6: Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là A. núi và sơn nguyên cao. B. vùng đồi núi thấp. C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. đồng bằng nhỏ hẹp Câu 7: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? A. Đông Nam Á B. Tây Nam Á C. Trung Á D. Nam Á Câu 8: Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào? A. Sơn nguyên Đê-can. B. Sơn nguyên Trung Xi-bia. C. Sơn nguyên Tây Tạng. D. Sơn nguyên Iran. Câu 9: Đỉnh núi Everest (8848 m) cao nhất thế giới nằm trên dãy núi nào sau đây của châu Á? A. Dãy Hi-ma-lay –a B. Dãy Côn Luân. C. Dãy U-ran D. Dãy Đại Hùng An. Câu 10: Các đồng bằng lớn ở châu Á có đặc điểm chung là gì? A. do phù sa biển hình thành . B. do quá trình băng hà tạo thành. C. do phù sa các con sông lớn tạo thành. D. do vận động kiến tạo làm hạ thấp địa hình miền núi. Câu 11: Ranh giới tự nhiên giữa châu Á với châu Âu là A. Sông Ô-bi. B. Dãy U-ran. C. Biển Địa Trung Hải. D. Dãy Cap-ca. Câu 12: Khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là A. bị chia cắt mạnh mẽ và phức tạp. B. gồm các khối núi và cao nguyên đồ sộ. C. vùng núi cao tuyết bao phủ trắng xóa quanh năm. D. chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi. Câu 13: Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chủ yếu do A. vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp bức chắn địa hình. B. ảnh hưởng của gió Tín phong khô nóng. C. có dòng biển lạnh chảy ven bờ. D. sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến. Câu 14: Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào của châu Á? A. Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á B. Đông Bắc Á, Tây Nam Á, Nam Á C. Đông Nam Á, Bắc Á, Đông Á D. Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á Câu 15: Trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á phổ biến kiểu khí hậu nào? A. Khí hậu hải dương. B. Khí hậu gió mùa. C. Khí hậu lục địa. D. Khí hậu núi cao. Câu 16: Xếp theo thứ tự các đới khí hậu châu Á từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là A. Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, xích đạo, nhiệt đới. B. Đới khí hậu cực và cận cực, cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo. C. Đới khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cực và cận cực. D. Đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. Câu 17: Khí hậu châu Á được chia thành nhiều đới khí hậu, nguyên nhân do A. địa hình da dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng. B. lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. hoạt động của hoàn lưu gió mùa. D. hoạt động của các dòng biển nóng, lạnh. Câu 18: Quốc gia nào sau đây là quốc gia đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Lào. Câu 19: Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng hiện nay số nước các quốc gia nghèo khổ vẫn chiếm tỉ lệ cao chủ yếu do A. Châu Á nghèo tài nguyên thiên nhiên. B. Châu Á nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão,… C. Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. D. Ảnh hưởng các cuộc khủng khoảng kinh tế. Câu 20: Chủng Ô-xtra-lô-it chủ yếu phân bố ở: A. Đông Nam Á, Trung Á. B. Tây Nam Á, Trung Á. C. Bắc Á, Đông Á. D. Đông Nam Á, Nam Á.

Lời giải 1 :

1.B                                          13.A

2.A                                          14.D

3.B                                          15.C

4.D                                          16.D

5.A                                           17.B

6.A                                           18.D

7.B                                            19.C

8.C                                            20.D

9.A

10.C

11.B

12.A

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1b câu 2a câu 3 bcâu 4;D CÂU 5A CÂU 6 A CÂU 7B CÂU 8C CÂU 9A CÂU 10C CÂU 11B CÂU 12A CÂU 13A CÂU 14D CÂU 15C CÂU 16D CÂU 17B CÂU 18D CÂU 19C CÂU 20D

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247