Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:...

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: BỮA SÁNG ẤM LÒNG Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có

Câu hỏi :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: BỮA SÁNG ẤM LÒNG Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì, ... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau, ... Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật. "Bữa sáng là bữa của vua" - Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng. Một sáng nọ, tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai. Tôi lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu.". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhìn thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này.". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên. Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến. Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng. ( Theo Những câu chuyện Qùa tặng cuộc sống) Câu 1 :Xác định thể loại của văn bản trên. A.Hồi kí B.Bút kí C.Truyện D.Nghị luận Câu 2 : Đọc văn bản ở câu 1 và cho biết văn bản đó sử dụng ngôi kể nào? A.Ngôi thứ nhất B.Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ ba D.Không theo ngôi kể nào Mọi người giúp em với em đang cần gấp ạ !

Lời giải 1 :

Câu 1 : 

Thể loại của văn bản trên là : Bút Kí

⇒ Đáp án đúng là : A. Bút kí ⇒ Chọn A

*** Mở rộng :

+ Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giãi bày, không dùng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.

+ Bút ký  ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm khám phá ra những khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường. 

+ Truyện : Truyện biểu hiện qua lối văn trần thuật, trong đó lấy việc mở rộng thế giới mà nhân vật đi vào, dòng chảy cuộc đời, sự đổi thay các ấn tượng về người và cảnh mà nhân vật tiếp xúc, là mục đích của kết cấu cũng như giọng điệu nghệ thuật. 

+ Nghị luận Bàn về một vấn đề, một hiện tượng đời sống, các tư tưởng hay một tác phẩm văn học bằng việc đưa ra các luận điểm, luận chứng, luận cứ để lập luận và chứng minh cho vấn đề nêu ra được sáng tỏ người ta gọi đó là văn nghị luận. Một bài văn nghị luận có tính thuyết phục phải đưa ra đầy đủ các luận điểm, luận cứ và có ví dụ minh chứng cho luận điểm đã nêu.

Câu 2 :

Văn bản ở câu 1 sử dụng ngôi kể là : Ngôi thứ 3 

*** Mở rộng :

+ Lưu ý để không bị sai : Tuyệt đối trong văn học không có ngôi kể thứ hai.

+ Ngôi kể thứ nhất :

Người kể xưng "tôi"

Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

+ Ngôi kể thứ ba :

Người kể gọi các nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vua...)

Người kể tự giấu mình đi như là không có mặt, nhưng thực ra có mặt ở khắp nơi.

Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247