Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhà Lý dời đô...

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La từ năm nào? A. 1008 B. 1009 C. 1010 D. 1011 Câu 2: Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý

Câu hỏi :

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La từ năm nào? A. 1008 B. 1009 C. 1010 D. 1011 Câu 2: Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua là ? A. Lê Long Việt B. Vạn Hạnh C. Lý Khánh Văn D. Lê Long Đĩnh Câu 3: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành? A. Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Đại Ngu D. Đại Nam Câu 4: Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở thời đại nào? A. Nhà Tiền Lê B. Nhà Trần C. Nhà Lý D. Nhà Hồ Câu 5: Đâu là một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? A. Thực hiện “vườn không nhà trống” tại Thăng Long B. Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa C. Đánh vào đoàn thuyền lương của địch D. Rút quân để bảo toàn lực lượng. Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi nào là quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta? A. Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết toàn dân B. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của quân và dân ta C. Có chiến lược chiến thuật độc đáo, sáng tạo D. Có sự lãnh đạo tài tình của các tướng chỉ huy. Câu 7: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào bài làm cho các nhận định sau: 1. Năm 1054, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Hoa Lư. 2. Luật pháp nhà Lý bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp và quyền tư hữu tài sản. 3. Cấm quân nhà Lý được tuyển chọn từ những thanh niên, trai tráng trong cả nước. 4. Gả công chúa cho các tù trưởng miền núi là chính sách của triều Lý. A. 1- S; 2- Đ, 3- Đ, 4- Đ B. 1- S, 2- S, 3- Đ, 4- Đ C. 1- Đ, 2- S; 3-S, 4- Đ D. 1- Đ, 2- Đ, 3- S, 4- S Câu 8: Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng: Cột A Cột B 1. Năm 1075-1077 a. Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 2 2. Năm 1258 b. Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3 3. Năm 1285 c. Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 1 4. Năm 1287-1288 d. Chống quân xâm lược Tống lần 2 A. 1- a, 2-c,3-d, 4-a B. 1- d, 2-c, 3-b, 4-a C. 1-d, 2-c, 3-a, 4-b D. 1- c, 2-a, 3-d, 4-a Câu 9: Hãy điền vào dấu chấm: Theo Lý Thường Kiệt “ Ngồi yên …….(1)….. không bằng đem quân …..(2)…… để chặn …..(3)…… của giặc”. Đây được coi là cuộc tấn công để ….(4)…. chứ không phải …(5)……Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về nước, khẩn trương …..(6)….. đối phó với quân xâm lược Tống. A. (1)đợi giặc, (2) phân tán, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) xây dựng phòng tuyến B. (1)chống giặc, (2) giảng hòa, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng C. (1)chống giặc, (2) rút lui, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng D. (1)đợi giặc, (2) đánh trước, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 10: Nhà Lý được thành lập như thế nào? Năm 1010, Lý Công Uẩn ra “ Chiếu dời đô”, quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô? Câu 11: Kể tên 3 công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý – Trần.

Lời giải 1 :

1-C

2-B

3-A

4-C

5-B

6-D

7-A

8-C

9-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 35

Giải chi tiết:

Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội) đổi tên thành Thăng Long

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 35

Giải chi tiết:

Cuối năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê vì vậy các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập

Câu 3: Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 36

Giải chi tiết:

Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt

Câu 4: Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 37

Giải chi tiết:

Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa)

Câu 5: Đáp án B

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

Một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) đó chính là cách kết thúc chiến tranh. Cuối năm 1077 Lý Thường Kiệt tấn công lớn vào trận tuyến của địch khiến quân Tống thua to chúng lâm vào tình thế rất khó khăn và tuyệt vọng; giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”

-> Quách Quỳ chấp nhận và vội vã rút về nước

Câu 6: Đáp án D

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

Trong lịch sử dân tộc ta luôn phải đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài để giành, giữ và bảo về độc lâp dân tộc, và hầu hết các cuộc đấu tranh đó đều giành thắng lợi, nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự thắng lợi đó là do các cuộc khởi nghĩa có sự lãnh đạo tài tình của các vị tướng chỉ huy tài giỏi: thời Lý có Lý Thường Kiệt, thời Trần có Trần Quốc Tuấn…với những kế sách đánh giặc hiệu quả đã làm cho kẻ thù thất bại

Câu 7: Đáp án A

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

1. Năm1054, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Hoa Lư: Sai

-> Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt

1. Luật phápnhà Lý bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp và quyền tư hữu tài sản : Đúng

2. Cấmquân nhà Lý được tuyển chọn từ những thanh niên, trai tráng trong cả nước: Đúng

3. Gảcông chúa cho các tù trưởng miền núi là chính sách của triều Lý: Đúng

Câu 8: Đáp án C

Phương pháp giải: ghi nhớ, sắp xếp

Giải chi tiết:

1. Năm1075 – 1077: Chống quân xâm lược Tống lần 2

2. Năm1258: Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 1

3. Năm1285: Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 2

4. Năm1287 – 1288: Chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3

Câu 9: Đáp án D

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

Theo Lý Thường Kiệt: “ Ngồi yên (1) đợi giặc không bằng đem quân (2) đánh trước để chặn (3) thế mạnh của giặc.” Đây được coi là cuộc tấn công để (4) tiêu diệt sinh lực địch chứ không phải để xâm lược. Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về, khẩn trương (6) chuẩn bị lực lượng đối phó với quân Tống.

Câu 10: Đáp án

Phương pháp giải: sgk trang 35, giải thích

Giải chi tiết:

* Sự thành lập nhà Lý:

  • Năm 1009:Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua
  • >nhà Lý thành lập
  • Năm1010: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La đổi tên thành là Thăng Long

* Nguyên nhân Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La vì:

+ ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây

+ mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa dân cư không khổ thấp trũng, tối tăm

+ muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh

+ là nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu bốn phương

Câu 11: Đáp án

Phương pháp giải: phân tích, suy luận

Giải chi tiết:

* Ba công trình kiến trúc thời Lý – Trần:

  • Chùa Một Cột ( nhà Lý)
  • Tháp Phổ Minh ( nhà Trần)
  • Tháp Báo Thiên (nhà Lý) 

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.C      2.D      3.A       4.C        5.B      6.A      7A      8.B      9.D    

 Sự thành lập nhà Lý:

-Năm 1009:Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua→nhà Lý thành lập

-Năm1010: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La đổi tên thành là Thăng Long

* Nguyên nhân Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La vì:

+ ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây

+ mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa dân cư không khổ thấp trũng, tối tăm

+ muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh

+ là nơi thắng địa, chỗ tụ hội quan yếu bốn phương

Câu 11: Đáp án

Chùa Một Cột ( nhà Lý)

Tháp Phổ Minh ( nhà Trần)

Tháp Báo Thiên (nhà Lý) 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247