Trang chủ Vật Lý Lớp 7 -Tl những câu hỏi sau: Câu 1: Ta nhận biết...

-Tl những câu hỏi sau: Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Ta nhìn thấy 1 vật khi nào? Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng? Nêu 3 ứng dụng định luật

Câu hỏi :

-Tl những câu hỏi sau: Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Ta nhìn thấy 1 vật khi nào? Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng? Nêu 3 ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng? Câu 3: Trình bày tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Câu 4: So sánh tính chất ảnh của gương phẳng và gương cầu lồi của 1 vật cùng kích thước? Nếu ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống? Nếu ứng dụng của gương cầu lõm trong đời sống? Câu 5: So sánh tính chất của gương cầu lồi, gương cầu lõm với gương phẳng? *Ko cần nhanh chỉ cần chính xác, tl trước 3 giờ, ko chép mạng, ko spam,...

Lời giải 1 :

Câu 1:

Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật hắt lại vào mắt ta

Câu 2:

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Ứng dụng:

+, Gương phẳng

+, Gương chiếu hậu

+, 

Câu 3:

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, có độ lớn bằng vật và có cùng khoảng cách từ vật đến gương

Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. Góc tới bằng góc phản xạ

Câu 4:

Giống nhau: Đều là ảnh ảo, cùng chiều với vật

Khác nhau:

+, Gương phẳng: Ảnh có độ lớn bằng vật

+, Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật

Ứng dụng của gương cầu lồi: Làm gương chiếu hậu cho ô tô và ở những đoạn đường gấp khúc, ...

Ứng dụng của gương cầu lõm: Làm đèn pin, hội tụ năng lượng ánh sáng mặt trời, ...

Câu 5:

Giống nhau: Đều là tạo ảnh ảo, cùng chiều với vật

Khác nhau: 

+, Gương phẳng: Ảnh có độ lớn bằng vật. Bề mặt gương phẳng

+, Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật. Bề mặt gương lồi ra

+, Gương cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật. Bề mặt gương lõm vào

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 Câu 1. 

- Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta;

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 2.

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng: Tạo gương chiếu hậu ở ô tô, xe máy, tạo kính tiềm vọng, ...

Câu 3.

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật và cách gương một đoạn bằng khoảng cách từ vật đến gương.

- Định luật phản xạ ánh sáng: 

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

Câu 4.

- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi:

+ Giống nhau: Đều là ảnh ảo, phía sau gương và không hứng được trên màn chắn;

+ Khác nhau: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ thua vật còn ảnh của vật tạo bởi gương phẳng bằng vật.

- Ứng dụng gương cầu lồi trong đời sống: Làm gương chiếu hậu ở ô tô, xe máy, làm gương để nhìn ở các khúc cua ngoặt trên đường, ...

- Ứng dụng gương cầu lõm trong đời sống: Làm gương hội tụ năng lượng ánh sáng mặt trời, làm doa đèn, ...

Câu 5.

Gương cầu lồi, gương phẳng và gương cầu lõm đều có thể tạo ảnh ảo của vật khi vật đặt sát gương.

Chúng khác nhau ở mặt phản xạ ánh sáng: Gương phẳng là mặt phẳng, gương cầu lồi là mặt lồi và gương cầu lõm là mặt lõm

Giải thích các bước giải:

 

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247