Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:...

I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất

Câu hỏi :

I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi. Sưu tầm Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? A. Đất sét B. Thiên nhiên C. Đồ ngọc Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? A. Sự kiên nhẫn B. Sự chăm chỉ C. Sự tinh tế Câu 3: Pho tượng Quan Âm có điều gì khiến người ta không thể tưởng tượng nổi? A. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. B. Pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. C. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. D. Cả 3 ý trên Câu 4: Theo em, bài đọc "Bàn tay người nghệ sĩ" thuộc chủ điểm nào đã học? A. Trên đôi cánh ước mơ B. Măng mọc thẳng C. Có chí thì nên Câu 5: Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau: Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Câu 6: Ghi lại các động từ, tính từ trong câu sau: Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Các động từ:..................................................................................................................... Các tính từ ....................................................................................................................... Câu 7: Tìm một từ trái nghĩa với từ "quyết chí": ……………………………………….. Câu 8: Dựa vào đoạn văn thứ nhất của bài đọc hiểu nói trên, em hãy đặt một câu hỏi phù hợp: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 9: Dùng gạch chéo để tách từ đơn và từ phức trong đoạn văn sau: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn ,áo mặc, ai cũng được học hành. Câu 10:Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam? Em hãy trình bày điều đó bằng 3-5 câu văn của mình. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. làm tất hộ em ạ em cho 5 sao và ctlhn nhé nhanh giúp em ạ

Lời giải 1 :

C1: B. Thiên Nhiên

Vì: 

-> Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thiên nhiên.

C2: A. Sự Kiên Nhẫn

Vì:

-> Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.\

C3: D. Cả 3 ý trên

Vì:

->  Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo.

C4: C. Có trí thì nên

Vì:

-> Xuyên suốt câu chuyện, chúng ta thấy được hành trình chinh phục ước mơ của bản thân, có chí hướng nên cậu ấy mới thành công.

C5: 

Bộ phận vị ngữ là: nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Chủ ngữ là: Cậu

Trạng ngữ là: Lúc nhàn rỗi

C6:

Động từ: Nở, thêm.

Tính từ: Rực rỡ, tưng bừng

C7:

Trái nghĩa với quyết chí là nản chí

Vì:

Có chí và nhất định làm >< Nản chí

C8:

Chúng ta có nên có tính kiên nhẫn trong công việc hay không?

C9: 

Tôi/ chỉ/ có /một /ham muốn/, ham muốn/ tột bậc/ là/ làm/ sao / cho /nước/ ta/ được /độc lập /tự do, /đồng bào/ ta/ ai / cũng/ có/ cơm ăn/ ,áo mặc/, ai/ cũng / được / học hành./

C10:

Hình ảnh cây tre đã gợi lên cho em về phẩm chất kiên cường của con người Việt Nam. Tre mọc thẳng, hiên ngang mà hùng dũng, tre ngay thẳng không sợ gì hết. Qua đó thể hiện sự kiên cường, ngay thẳng và hiên ngang của con người Việt Nam.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1 : B. Thiên nhiên

Câu 2 : A. Sự kiên nhẫn

Câu 3 : A. Từ dung mạo đén dáng vẻ của Quan Âm đuề toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.

Câu 4 : A. Trên đôi cánh ước mơ

Câu 5 : Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Câu 6 : Các đọng từ : nở

- Các tính từ : rực rỡ, tưng bừng

Câu 7 : Từ trái nghĩa là : nản chí

Câu 8 : Tại sao lúc nhàn rỗi Trương Bạch lại nặn những con giống bằng đất sét?

Câu 9 : - Tôi/chỉ/có/một/ham muốn/, ham muốn/ tột bậc/ là/ làm sao/ cho/ nước ta/ được/ độc lập/ tự do/, đồng bào/ ta/ ai/ cũng/ có/ cơm/ăn/ ,áo/ mặc/, ai/ cũng/ được/ học hành./

Câu 10: Ngay thẳng thì hầu hết người Việt ta ai cũng thế. Có những anh nhỏ tuổi hi sinh vì tổ quốc tươi đẹp. Việt Nam dù là một đất nước chỉ đang phát triển nhưng mọi người ai cũng giúp dỡ lẫn nhau, nhường nhịn trong mọi hoàn cảnh. 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247