Câu 1:
Cấu tạo:
- Noron gồm:
+ Thân: chứa nhân, xung quanh là tua ngắn gọi là sợi nhánh
+ Tua dài: Sợi trục có bao miêlin
Chức năng:
- Chức năng cảm ứng
- Chức năng dẫn truyền
Câu 2:
Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, người ta phân biệt ba loại xương là:
- Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân
- Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạn xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay
- Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ
Xương động vật được hầm lâu thì bở:
- Vì khi hầm xương, chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm thường ngọt và sánh phần xương là chất vô cơ( không còn cốt giao) nên bị bở
Câu 3:
Cơ chế đông máu:
- Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim biến đổi chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.
Sự đông máu có ý nghĩa:
- Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.
Câu 4:
Cấu tạo của tế bào:
- Màng sinh chất
- Chất tế bào:
+ Lưới nội chất
+ Ti thể
+ Ribôxôm
+ Bộ máy Gôngi
+ Trung thể
- Nhân:
+ Nhiễn sắc thể
+ Nhân con
Hoạt động sống của tế bào:
- Hoạt động sống của tế bào gồm các hoạt động như: trao đổi chất , lớn lên , phân chia , cảm ứng.
Câu 5:
Cấu tạo của tim:
1) Cấu tạo ngoài
- Tim nằm giữa 2 lá phổi
- Màng tim bao bọc bên ngoài
- Đáy ở trên đỉnh dưới
2) Cấu tạo trong
- Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết
- Gồm 4 ngăn: Tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái ở trên
Tâm thất phải và tâm thất trái ở dưới
Các van tim : Van nhĩ - thất
Van thất - động
Khi chảy máu trong hệ tuần hoàn, máu không bị đông nhưng khi ra khỏi mạch máu thì máu bị đông
Vì:
-Tiểu cầu vận chuyển trong mạch va vào thành mạch không vỡ nhờ thành mạch trơn không giải phóng enzim để tạo ra máu.
-Trên thành mạch có chất chống đông do bạch cầu tiết ra máu ra khỏi mạch bị đông là do:Tiểu cầu va vào vết thương của thành mạch thô ráp vỡ giải phóng enzim kết hợp Pr và can xi trong vết huyết tương tạo tơ máu cục máu đông.
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 1:
Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. ... Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 2:
-Khớp đơn giản là khớp nối hai bề mặt xương, chẳng hạn như khớp vai và khớp háng. Khớp phức tạp là khớp nối hai hoặc nhiều bề mặt xương với một đĩa khớp hoặc sụn chêm, chẳng hạn như khớp gối. Khớp ghép là khớp kết nối ba hoặc nhiều bề mặt với nhau, chẳng hạn như khớp cổ tay.
- Xương bở do chất hữu cơ (cốt giao) dễ phân hủy ở nhiệt độ cao → xương mất tính mềm dẻo → dễ tan ra.
Câu 3:
-Đông máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hóa, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của một protein hòa tan thành một gen rắn (sợi huyết). Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch.
-Sự đông máu có ý nghĩa:
+ Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.
+Đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.
+Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.
Câu 5:
-Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao.
-Máu chạy trong mạch không đông do:
+Tiểu cầu vận chuyển trong mạch va vào thành mạch không vỡ nhờ thành mạch trơn không giải phóng enzim để tạo ra máu
+Trên thành mạch có chất chống đông do bạch cầu tiết ra máu ra khỏi mạch bị đông là do:Tiểu cầu va vào vết thương của thành mạch thô ráp vỡ giải phóng enzim kết hợp Pr và can xi trong vết huyết tương tạo tơ máu cục máu đông.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247