Trang chủ Sinh Học Lớp 10 tính chất hóa học của enzim và trung tâm hoạt...

tính chất hóa học của enzim và trung tâm hoạt đọng của enzim câu hỏi 163492 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

tính chất hóa học của enzim và trung tâm hoạt đọng của enzim

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

1.Tính chất

- Tan trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực khác. Không tan trong este và các dung môi không phân cực

- Không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ cao thì enzim bị biến tính. Môi trường axit bay bazo cũng làm enzim mất khả năng hoạt động.

- Enzim có tính lưỡng tính, tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation, anion hay trung hòa điện.

2.Trung tâm hoạt động

  1. Trong quá trình xúc tác của enzim vùng cấu trúc không gian đặc biệt tham gia trực tiếp vào phản ứng để kết hợp với cơ chất gọi là "trung tâm hoạt động".
  2. Cấu tạo đặc biệt của trung tâm hoạt động quyết định tính đặc hiệu và hoạt tính xúc tác của enzim.
  3. Trong "enzim 1 cấu tử", các acid amin thường phân bố trên những phần khác nhau của mạch polypeptid nhưng nằm kề nhau trong không gian tạo thành trung tâm hoạt động. Sự kết hợp của các nhóm chức của các acid amin, thường gặp là -SH của cysteine, -OH của serine, vòng imidazol của histidine, w-COOH của aspartie và acid glutamic, -COOH của các acid amin cuối mạch...
  4. Trong "enzim hai cấu tử" ngoài mạch polypeptid mà các nhóm chức kết hợp để tạo trung tâm hoạt động, còn có các nhóm chức coenzym và các nhóm ngoại khác kết hợp tạo thành trung tâm hoạt động
  5. Ở enzim chứa kim loại, các ion kim loại cũng tham gia vào việc tạo trung tâm hoạt động
  6. Trong các nhóm chức tham gia tạo trung tâm hoạt động cần phân biệt hai nhóm: "tâm xúc tác" (tham gia trực tiếp vào hoạt động xúc tác của enzim) và "nền tiếp xúc" (giúp enzim kết hợp đặc hiệu với cơ chất)
  7. Một enzim có thể có 2 hoặc nhiều trung tâm hoạt động, tác dụng của các trung tâm hoạt động không phụ thuộc vào nhau.

Các cơ chất kết hợp với trung tâm hoạt động tạo phức hợp enzim-cơ chất (ES)

E + S → ES->ES++ → E + P

S:cơ chất

P:sản phẩm

  • Yêu cầu: E và S phải bổ sung về mặt không gian và hợp nhau về mặt hóa học, có khả năng hình thành nhiều liên kết yếu với nhau. Chúng liên kết sao cho có thể tạo ra và cắt đứt sự dính nhau được gây nên do biến động nhiệt ngẫu nhiên ở nhiệt độ thường.
  • Trong một số enzim còn có "trung tâm dị không gian" - những phần enzim khi kết hợp với các chất có phân tử nhỏ nào đó sẽ làm biến đổi cấu trúc bậc ba của toàn bộ phân tử enzim làm cấu trúc trung tâm hoạt động thay đổi → biển đổi hoạt tính của enzim.

 

Thảo luận

-- cảm ơn ạ

Lời giải 2 :

Đáp án:

1.Tính chất

- Tan trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực khác. Không tan trong este và các dung môi không phân cực

- Không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ cao thì enzim bị biến tính. Môi trường axit bay bazo cũng làm enzim mất khả năng hoạt động.

- Enzim có tính lưỡng tính, tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation, anion hay trung hòa điện.

 

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247