Trang chủ Toán Học Lớp 11 Chứng minh R với mọi n thuộc N*: 1² +...

Chứng minh R với mọi n thuộc N*: 1² + 2² + 3² +....+ n² = n(n+1)(2n+1)/6 câu hỏi 1389040 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Chứng minh R với mọi n thuộc N*: 1² + 2² + 3² +....+ n² = n(n+1)(2n+1)/6

Lời giải 1 :

$1^2 + 2^2 + 3^2 +\dots +n^2 = \dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6}\qquad (*)$

+) Với $n = 1$ ta có: $1 = 1$ (đúng)

+) Giả sử $(*)$ đúng với $n = k\geq 1$, tức là:

$1^2 +2^2 + 3^2 + \dots +k^2 = \dfrac{k(k+1)(2k+1)}{6}$ (giả thiết quy nạp)

+) Ta cần chứng minh $(*)$ đúng với $n = k + 1$, tức là:

$1^2 +2^2 + 3^2 + \dots +k^2 + (k+1)^2 = \dfrac{(k+1)(k+2)(2k+3)}{6}$

Thật vậy, ta có:

$1^2 +2^2 + 3^2 + \dots +k^2 + (k+1)^2$

$= \dfrac{k(k+1)(2k+1)}{6} + (k+1)^2$

$=\dfrac{k(k+1)(2k+1) + 6(k+1)^2}{6}$

$= \dfrac{(k+1)(2k^2 + 7k + 6)}{6}$

$= \dfrac{(k+1)(k+2)(2k+3)}{6}$

Vậy $(*)$ đúng với mọi $n \in \Bbb N^*$

Thảo luận

-- mấy anh chị giỏi quá trời luôn em thấy nễ dễ sợ
-- Cố lên em nhé =) chị thấy em có tinh thần yêu toán là đc lắm rồi, chỉ cần biết chọn đúng thầy, cô để hk thôi
-- dạ em thích học toán lắm, em cảm ơn chị, nhưng em k phải ở thành phố nên dạy thêm cũng ít em thấy mấy anh chị học toán em cũng học hỏi được nhiều
-- hình như anh puvi hết onl r á chị
-- Vào chỗ khác ns chuyện đi ko làm phiền anh ý._.
-- Chương trình tâm sự nhẹ buổi tối ._?
-- :((
-- dạ, em xl anh

Lời giải 2 :

 oke em iêu :)) cle khó :))

 

Giải thích các bước giải:

 

S₁ = 1 + 2 + 3 +....+ n = n(n+1)/2 (1)

S₂ = 1² + 2² + 3² + 4² + ...+ n²

ta có:

1³ = (1 + 0)³ = 1

2³ = (1 + 1)³ = 1 + 3.1 + 3.1² + 1³

3³ = (1 + 2)³ = 1 + 3.2 + 3.2² + 2³

...........

(1 + n)³ = 1 + 3.n + 3.n² + n³

cộng theo vế được:

(1 + n)³ = (n + 1) + 3(S₁) + 3(S₂) = (n + 1) + 3n(n+1)/2 + 3(S₂)

=> S₂ = [2(1 + n)³ - 2(n + 1) - 3n(n+1)]/6 = (n+1)[2(1 + 2n + n²) - 2 - 3n]/6

= (n + 1)(2n² + n )/6 = n(n + 1)(2n +1)/6

-----------

sử dụng qui nạp:

1² + 2² + 3² + 4² + ...+ n² = n(n+1)(2n+1)/6 (*)

(*) đúng khi n= 1

giả sử (*) đúng với n= k, ta có:

1² + 2² + 3² + 4² + ...+ k² = k(k+1)(2k+1)/6 (1)

ta cm (*) đúng với n = k +1, thật vậy từ (1) cho ta:

1² + 2² + 3² + 4² + ...+ k² + (k + 1)² = k(k+1)(2k+1)/6 + (k + 1)²

= (k+1)[k(2k + 1)/6 + (k + 1)] = (k + 1)(2k² + k + 6k + 6)/6

= (k + 1)(2k² + 7k + 6)/6 = (k + 1)(2k² + 4k + 3k + 6)/6

= (k + 1)[2k(k +2)+ 3(k + 2)]/6 = (k + 1)(k + 2)(2k+ 3)/6

vậy (*) đúng với n = k + 1, theo nguyên lý qui nạp (*) đúng với mọi n thuộc N*

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247