Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 1.Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ xix...

1.Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ xix 2.Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của sĩ phu yêu nước tiến bộ vào cuối thế kỉ xix 3.Nêu chính sách kha

Câu hỏi :

1.Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ xix 2.Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của sĩ phu yêu nước tiến bộ vào cuối thế kỉ xix 3.Nêu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và những chuyển biến của xã hội việt nam 4.xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 5.Hãy nêu cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (Chi tiết nha, 60 điểm đó)

Lời giải 1 :

Câu 1.

– Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.

   – Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

⇒ Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng:

  + Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương.

  + Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

  + Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

⇒ Tình hình trên làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

⇒ Các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.

Câu 2.

-Cuối thế kỉ XIX nhiều trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục đề nghị cải cách của sĩ phu yêu nước tiến bộ vào cuối thế kỉ xix không được thực hiện rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua vì các cải cách đó có nhiều hạn chế:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

+ mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Câu 3

- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

- Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

- Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

- Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

- Tăng thu các loại thuế :rượu,thuốc phiện, muối,...

=> Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh .

Câu 4

1.Các vùng nông dân:

-Giai cấp địa chủ pk:đã đầu hàng làm tay sai cho Pháp tuy nhiên có một số ít vừa và  nhỏ có tinh thần yêu nước.

-Giai cấp nông dân:đs vô cùng cực khổ,họ căm ghét thực dân Pháp,sẵn sàng đứng lên chống Pháp.

2.Đô thị

-Tầng lớp tư sản:là chủ của các ngân hàng,xí nghiệp,chủ đại lý,chủ thầu khoáng.Học chưa tỏ thái độ tham lam hay hưởng ứng pt cách mạng.

-Tầng lớp tiểu tư sản:là các chủ xưởng,thủ công nhỏ,chủ cơ sở buôn bán nhỏ,viên chức cấp thấp,hs,...Họ là những người trí thức sẵn sàng tham gia ,hưởng ứng  pt cách mạng.

-Giai cấp công nhân:xuất thân từ nông dân,số lượng khoảng 10 vạn,đs cực khổ,sớm co tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

Câu 4.

+ Các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo Trung Quốc.

 + Bên cạnh đó, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh kích thích nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

 + Trong nước, những tri thức Nho học tiến bộ đã lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.

Câu 5

Cuộc vận động Duy tân:

- Diễn ra mạnh nhất ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... Người khởi xướng là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...

- Nội dung của phong trào: mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ.

 Phong trào chống thuế ở Trung Kì:

- Khi cuộc vận động Duy tân lan tới vùng nông thôn, đúng vào lúc nhân dân Trung Kì đang điêu đứng vì chính sách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, đã làm bùng lên phong trào chống thuế sôi nổi. - Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247