Sinh thời, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn luôn hướng về quê hương với tình cảm thiết tha, sâu nặng. Trong những câu chuyện kể, mỗi lần đồng chí về thăm quê, cùng với lời động viên thăm hỏi nhân dân, là niềm trăn trở về hướng đổi mới, cách thức giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Đến hôm nay cảm xúc từ những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Tổng Bí thư mỗi lần người về quê vẫn in đậm trong ký ức nhiều người dân địa phương.
Về các vùng quê Triệu Phong, vẫn nghe các cụ cao niên truyền nhau câu chuyện năm xưa Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ đạo xây dựng công trình Đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Bởi, Người luôn trăn trở và tự hỏi: dân mình sống chủ yếu bằng nghề nông, trong lúc đó khí hậu lại quá khắc nghiệt, ruộng vườn thiếu nước thì bà con làm sao đủ ăn. Hình thành từ ý tưởng của đồng chí từ lần về thăm quê sau ngày giải phóng, năm 1978 Trung ương quyết định cho Quảng Trị thi công công trình Đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Người dân địa phương thường gọi là thủy lợi đập Trấm.
Ông Nguyễn Đính, nguyên quyền Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Triệu Thành kể lại: Công trình hoàn thành và phát huy tác dụng rất nhiều kể cả trong sản xuất và sinh hoạt. Năm 1981 khi về thăm quê, bác Duẩn đã đến thăm đoạn kênh này, nhìn nước chảy trên đoạn kênh, Bác nói rằng dân ta từ đây đã có nước, và từ nay đã hết khổ rồi. Khi nói xong rất xúc động đã lấy khăn mùi xoa lau nước mắt. Nhân dân đi theo đều xúc động òa khóc theo bác. Và từ đó công trình đã phát huy tác dụng rất lớn đối với cánh đồng 3 huyện Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị, lúc đó còn gọi là cánh đồng Triệu Hải. Cánh đồng từ 1 vụ đã làm được 2-3 vụ, năng suất tăng nhiều lên. Riêng đối với người dân Triệu Thành, từ khi có công trình này, ngoài trồng lúa người dân còn trồng được nhiều loại hoa màu khác”.
Ngày thông dòng công trình Đại thủy nông Nam Thạch Hãn, đón dòng nước về làng, về đồng ruộng, nước chảy đến đâu, bà con vẫy cờ, vẫy nón, vẫy tay và hô vang: “Đập Trấm, cơm no, áo ấm! Đập Trấm, cơm no, áo ấm!”, rồi hạnh phúc chạy theo dòng nước. Nhờ nguồn nước từ dòng kênh này mà Triệu Phong đã trở thành một trong những vùng trọng điểm lúa của tỉnh; đời sống người dân cũng từ đó mà ngày càng ấm no.
Cũng theo lời các cụ cao niên ở địa phương, mỗi lần về thăm quê, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn thường ra thăm chợ. Ông đi từ hàng gạo, hàng cá, qua hàng rau, để tìm hiểu xem những mặt hàng ấy đến từ vùng nào, được sản xuất ra sao. Từ các mặt hàng được bày bán ở chợ, ông biết được đời sống của dân ta như thế nào. Được biết, khi công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn bắt đầu xây dựng, đồng chí Lê Duẩn cũng đã xin chủ trương xây dựng chợ Sãi để nhân dân có nơi buôn bán trao đổi nông sản được thuận lợi. Với kết cấu 3 mái đình rộng lớn, kiên cố chợ Sãi thời điểm đó đã trở thành trung tâm buôn bán giao thương của nhân dân trong vùng và các xã lân cận. Trải qua thời gian, binh biến, chợ Sãi không còn nguyên trạng như xưa. Nhân dân địa phương vẫn nhắc nhớ đến hình ảnh chợ Sãi để ghi nhận tình cảm yêu thương, sự quan tâm của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đối với bà con nhân dân quê nhà. Đến năm 2014, địa phương đã đầu tư trên 01 tỷ đồng để xây dựng lại chợ Sãi đạt chuẩn theo quy định về chợ nông thôn mới.
Gần gũi với nhân dân, mỗi lần về thăm quê, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn thường không đi theo một lịch trình định sẵn. Ông ân cần thăm hỏi, bà con, động viên bà con phát huy đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất. Đồng chí nhắn nhủ cán bộ phải chăm lo việc học hành cho các em. Dù thời gian lưu lại quê hương ngắn ngủi, nhưng đồng chí không quên đến thăm những gia đình đã từng che dấu, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng; căn dặn lãnh đạo “phải quan tâm, săn sóc, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ; gia đình có người bị địch giết hại trong chiến tranh…”
Ông Nguyễn Đính chia sẻ: “Nhân dân Triệu Thành chúng tôi tự hào và mang ơn đồng chí Tổng Bí thư nhiều lắm. Bác là tấm gương sáng về lý tưởng, về nhân cách để cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Cháu con cũng lấy hình tượng bác để noi gương trong học tập và rèn luyện”.
Mỗi lần về thăm quê là một lần đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nhắn gửi bà con quê hương những lời tâm huyết. Những tình cảm đó mộc mạc và gần gũi nhưng thật sâu đậm. Mỗi lần Người về thăm quê là một lần quê hương được tiếp thêm sức mạnh mới. Tự hào và noi gương đồng chí, nhân dân lấy đó làm điểm tựa để đoàn kết, yêu hương giúp nhau phát triển sản xuất, xây dựng quê hương ấm no, hạnh phúc.
nhớ cho câu trả lời hay nhất nha tus
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247