Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu...

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới. “Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới. “Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi: - Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng: - Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.” . Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích. Nêu những hiểu biết của em về thể loại đó. Kể tên hai tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cũng được sáng tác theo thể loại trên. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả dân gian kể ở ngôi thứ mấy? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết của ngôi kể đó. Nêu tác dụng của ngôi kể. Câu 3. Xác định các nhân vật trong đoạn trích trên. Theo em, nhân vật chính là ai? Câu 4. Trong đoạn trích, em bé có trả lời câu hỏi của viên quan không? Em bé đã vượt qua thử thách bằng cách nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này? Từ đó hãy cho biết, nhân vật này thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 5. Theo em, qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì? Câu 6. Giải nghĩa các từ oái oăm, lỗi lạc. Câu 7. Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu cảm nhận về nhân vật em bé trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh (gạch dưới phép so sánh đó). Câu 8. Đóng vai một nhân vật để kể lại đoạn trích trên. Các anh chị làm giúp em với ạ em tăng lên 40 điểm rồi ạ.

Lời giải 1 :

câu 1: thể loại: truyện côc tích

 + Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo

 + Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Các tác phẩm: sọ dừa, Thạch Sanh, Cây bút thần

Câu 2: 

Ngôi kể thứu 3: Kể theo ngôi này người kể đấu mik ko xưng (tôi), chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ 3: nó, chúng nó, hoặc tên nhân vật, sự vật theo nhận xét của mik và kể sao cho sự việc tự nó diễn ra.

TD: Người kể có thể tự do, linh hoạt những gì diễn ra vs các nv

Câu 3: Các nhân vật: e bé , cha của e bé ,vị quan, vua. Nhân vật chính: em bé

Câu 4: Em bé khong trả lời viên quan mà đã hỏi lại " Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước"  -> làm viên quan bất ngờ, rất khó trl.

Nhận xét về nhân vật: Trí thông minh của nhân vật ( em bé) ở chỗ dùng chính câu đó của viên quan dể đố ngược lại kién viên quan cũng phải chịu 

→ em be sthoong minh thuộc kiểu nhân vật thôg minh.

Câu 5. Theo em, qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì?

theo em, tác giả muốn đề vcao sựu thông minh và trí khôn dân gian

Câu 6: giat nghĩa

Oái oăm: khso khăn, ngắt nghéo ( trái với bình thường 1 cách kì quặc) hoặc bn giở sách ra xem có ko:))

Lỗi lạc:: tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người.

Câu 7: 

    Trong đoạn văn trên, ta có thể thấy em bé thông minh là đại diện cho sự thông minh, cách đối đáp của dân tộc ta. Dù chỉ là một cậu bé tầm bảy tám tuổi nhưng khi vị viên quan đưa rồi câu đố oái oăm " Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?"thfi cậu đã rất nhanh trí hỏi lại viên quan " ngựa của ông đi một ngày được mấy bước" làm cho vị quan bất ngờ , ngạc nhiên và có phần thấy thsu vị . Từ thế bị động đã chuyển sang chủ động, em bé không trả lời mà còn thay đổi thu động cho người ra câu đố- viên quan. Chỉ riêng cách đối đáp này cũm làm viên quan tin chắc rằng đây là một nhân tài. (hơi ngắn:<)

Thảo luận

-- đúm đúm
-- bn k mấy
-- noái trc i:>
-- k10 nek
-- k tém
-- thế bn k mấy
-- k tém là k8 ó
-- ồ.

Lời giải 2 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới.

“Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.” .

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích. Nêu những hiểu biết của em về thể loại đó. Kể tên hai tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cũng được sáng tác theo thể loại trên.

  Trả lời :

- Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện cổ tích.

- Hiểu biết của em : Truyện cổ tích là loại chuyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số nhân vật như nhân vật có tài kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch,...nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,..

- Tên hai tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 6 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cũng được sáng tác theo thể loại trên : Cô bé bán diêm ( nhân vật bất hạnh) , Thánh Gióng ( nhân vật dũng sĩ). ( mik học sách Cánh Diều cơ nên cũng ko rõ lắm bài này nhưng mong rằng nó sẽ đúng)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả dân gian kể ở ngôi thứ mấy? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết của ngôi kể đó. Nêu tác dụng của ngôi kể.

  Trả lời :

- Trong đoạn trích, tác giả dân gian kể ở ngôi thứ ba

- Dấu hiệu nhận biết của ngôi kể : Không giới thiệu người kể là ai , k xưng "tôi" nên k phải ngôi thứ nhất, gọi nhân vật là nó, chúng nó hoặc tên nhân vật, sự vật theo cách nhận xét của mình.

- Tác dụng : kể tất cả sự việc một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật

Câu 3. Xác định các nhân vật trong đoạn trích trên. Theo em, nhân vật chính là ai?

  Trả lời :

- các nhân vật trong đoạn trích trên : ông vua, viên quan, người cha, người con ( cậu bé thông minh).

- Theo em, nhân vật chính là người con ( cậu bé thông minh).

Câu 4. Trong đoạn trích, em bé có trả lời câu hỏi của viên quan không? Em bé đã vượt qua thử thách bằng cách nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này? Từ đó hãy cho biết, nhân vật này thuộc kiểu nhân vật nào?

  Trả lời :

- Trong đoạn trích, em bé ko trả lời dc câu hỏi của viên quan. 

- Em bé đã vượt qua thử thách bằng cách hỏi ngược lại viên quan " ngựa của ông một ngày đi đc mấy bước?" .

- Nhận xét của em về nhân vật này : là một cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng lại trl dc câu hỏi hóc búa của viên quan, trong khi đó những người lớn tuổi hơn cậu bé thì lại bó tay như cha của cậu. Cậu đáp trả câu hỏi một cách rất đơn giản và hay nhưng những người khác lại không  nghĩ tới.

- Nhân vật này thuộc kiểu nhân vật thông minh.

Câu 5. Theo em, qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì?

  Trả lời :

- tác giả dân gian muốn đề cao trí thông minh, muốn thế hệ mai sau cũng dc như vậy.

Câu 6. Giải nghĩa các từ oái oăm, lỗi lạc.

  Trả lời :

- oái ăm : hiểu một cách đơn giản là một cái gì đó khó khăn .

- lỗi lạc : có tài năng phi thường, khác người.

Câu 7. Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu cảm nhận về nhân vật em bé trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh (gạch dưới phép so sánh đó).

  Trả lời :

- Em bé trong đoạn trích trên dc sinh ra trong một gia đình nông dân rất bình thường nhưng lại rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề hụt hè , nhút nhát như những đứa trẻ khác cx tuổi mà dám đối thoại với cả viên quan. Em đã giải dc câu đố oái ăm của viên quan một cách rất đơn giản và nhẹ nhàng như lông vũ rơi. Trong khi đó thì những người  lớn tuổi hơn em như cha em lại bó tay với câu hỏi ngắn gọn này. Mong rằng đất nước ta sau này sẽ có nhiều nhân tài như em bé trong đoạn trích trên.

Câu 8. Đóng vai một nhân vật để kể lại đoạn trích trên.

  Đóng vai viên quan

Trả lời :

 Tôi là viên quan của một nước.

Một hôm, vua sai tôi đi dò la khắp nước tìm người tài. Tôi cũng đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy ai ưng ý cả.

Ngày nọ , khi đi qua cánh đồng làng kia, tôi chợt thấy hai cha con đang lm ruộng : cha đánh trâu, con đập đất. Tôi dừng ngựa lại, hỏi :

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Lão ấy nói rất ấp úm, nhìn bộ dạng đấy là tôi bt lão không thể trl dc câu hỏi của mình, khi đang định lên đường đi tiếp thì đứa con của lão kia lên tiếng hỏi lại tôi rằng :

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Tôi sửng sốt với các trả lời đơn giản mà lại thông minh của cậu bé, tôi cx ko bt trl như nào cho ổn. Nhưng tôi nghĩ thầm, chắc chắn cậu bé này là nhân tài rồi. Tôi hỏi tên họ ,làng  xã, quê quán của hai cha con rồi phi ngựa về tâu vua.

Nguyetnguyenhang#hoidap247Chúc bạn học tốt !! Nếu thấy câu trl ok và hữu ích thì cho mik xin 5* + câu trl hay nhất nhé ! Tam giác nhìu !

   Sao nãy câu trl bị xóa là sao ? =(

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247