Các bước viết công thức e bằng quy tắc bát tử:
- Xác định vị trí tương đối của các nguyên tử trong hợp chất. Nguyên tố trung tâm đứng giữa, còn lại đứng bao quanh. Nhiều nguyên tử hơn cũng có cách xếp riêng.
- Theo quy tắc bát tử, các nguyên tử tham gia LKCHT có xu hướng góp chung e với các nguyên tử khác sao cho đạt đủ 8e lớp ngoài, là cấu hình bền của khí hiếm (riêng hidro là đạt 2e giống heli). "Bát tử" = "8e"
- Ban đầu, lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử luôn có $x$ electron ($x$ là số nhóm). Các dấu chấm biểu thị cho các electron này. Tìm cách góp e sao cho các nguyên tố đạt bát tử. Bắt đầu làm cho nguyên tử trung tâm đạt bát tử trước.
- Nếu nguyên tử trung tâm đã 8e mà xung quanh thì chưa (VD: Công thức e của $SO_3$, thấy S đã bát tử, 2O đã bát tử mà 1O vẫn thiếu 2e) thì đó là lúc thực hiện liên kết cho-nhận: S tạo liên kết cho-nhận với O thứ 3 (một mình S góp 2e chung)
- Một số trường hợp bát tử không giải thích được: $AlCl_3$, $BeCl_2$, $NO_2$, $PCl_5$,...
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247