Trang chủ Sinh Học Lớp 8 * Tại sao: -khi ăn thì không nên nói chuyện...

* Tại sao: -khi ăn thì không nên nói chuyện ? -trong quá trình ăn cần phải nhai kỹ ? -khi nhai cơm lâu ở miệng thì có vị ngọt ? -niêm mạc của dạ dày không bị ă

Câu hỏi :

* Tại sao: -khi ăn thì không nên nói chuyện ? -trong quá trình ăn cần phải nhai kỹ ? -khi nhai cơm lâu ở miệng thì có vị ngọt ? -niêm mạc của dạ dày không bị ăn mòn bởi axit và enzim có trong dịch vị ?

Lời giải 1 :

Đáp án: ở dưới

 Giải thích các bước giải:

- Khi ăn không nên nói chuyện vì sẽ dễ bị nghẹn, thức ăn lọt vào ống thanh quản, nguy hiểm có thể gây nghẹn, nghẹt thở và tử vong.

- Cần phải nhai kĩ ăn hay nuốt vội vàng, thức ăn vừa vào miệng chưa nhai kỹ đã nuốt xuống dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Việc dạ dày không tiêu hóa tốt thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ của đường ruột. Chính vì vậy, ta phải căn cứ vào đặc điểm làm việc của hệ thống tiêu hóa để ăn cho đúng cách. Trước hết, phải tận dụng răng nhai nghiền đầy đủ. Thức ăn ở trong miệng càng được nhai kỹ, dạ dày càng bớt được gánh nặng, làm việc hiệu quả hơn. 

 - Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

- Niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ mà không bị tiêu hóa bởi Enzim Pepsin có trong dịch vị vì:

Niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy, ngăn cản pepsin không tiếp xúc được với các tế bảo ở niêm mạc dạ dày, do đó không bị tiêu hóa.



Thảo luận

Lời giải 2 :

- Thức ăn có thể lọt vào đường thực quản mà lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc, thậm chí gây tắc đường ống khí

- Vì nhai kỹ mang lại rất nhiều lợi ích:

   + Làm chắc răng

   + Kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn

   + No lâu hơn

   + Giảm tải áp lực cho dạ dày

   + Giảm mỡ máu

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

- Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ mà không bị tiêu hóa bởi Enzim Pepsin có trong dịch vị vì:

   + Pepsin được tạo ra ở dạng không hoạt động tiền enzim, được gọi là pepsinnogen, chỉ khi được tiết vào trong lòng dạ dày, dưới sự tác dụng của H+, pepsinogen mới chuyển thành pepsin ở dạng hoạt động.

   + Niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy, ngăn cản pepsin không tiếp xúc được với các tế bảo ở niêm mạc dạ dày, do đó không bị tiêu hóa.

#Juunian (Juu)

@Good_luck

@No_cop



Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247