Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu1: Dòng nào dưới đây tách đúng bộ phận chủ...

Câu1: Dòng nào dưới đây tách đúng bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của câu “ Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú b

Câu hỏi :

Câu1: Dòng nào dưới đây tách đúng bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của câu “ Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy” ? A. Những hành khách // mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy. B. Những hành khách mệt mỏi // vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy. C. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày // trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy. D. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường // chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy. Câu2: Câu ghép “ Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về” có mấy vế câu : A. Một vế câu B. Hai vế câu. C. Ba vế câu D. Bốn vế câu Câu3: Tổ hợp nào dưới đây là tục ngữ? A. Ba chìm bảy nổi. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Thẳng như ruột ngựa. D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Câu4: Tìm động từ thích hợp để điền vào chỗ trống: “Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ …………vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương.” A. đổ B. trút C. rót D. khiêng Mik cần luôn ạ!

Lời giải 1 :

`#Monarch`

âu 1:

`=>` Đáp án: D. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường // chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy.

`=>` Vị ngữ ở câu Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy” ? đó là: Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường // chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy.

 Câu 2:

`=>` C. Ba vế câu

`=>` Câu ghép “ Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về” có ba vế câu

 Câu 3:

`=>` D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

`=>` Tổ hợp là tục ngữ đó là "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng"

 Câu 4:

`=>` C. rót

`=>` “Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ rót vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương.”

$#Monarch$

$#Xin câu trả lời hay nhất$

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: A

CâuA đã tách đúng bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu

- Chủ ngữ: Những hành khách

- Vị ngữ: mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng hề vẫy tay đáp lại chú bé không quen biết ấy.

 Câu 2: B

Câu đã cho có hai vế câu: 

- Vế 1: Tuổi thơ tôi// gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả,

- Vế 2: tôi// từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về.

Câu 3: D

+ Ba phương án A, B, C là thành ngữ.

+ "Ăn trông nồi ngồi trong hướng" là tục ngữ.

Giải thích:
- “Ăn trông nồi": khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác.

- “Ngồi trông hướng”: phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, cần ngồi đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi.

Câu 4: C

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ rót vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương.”

$#friendly$

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247