Dân số
- Gần 50% dân số thế giới tập trung ở đới nóng. Những nơi tập trung dân cư đông đúc là Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Bra-xin.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao → bùng nổ dân số.
⇒ Tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường, gây khó khăn cho đời sống và phát triển kinh tế.
Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường
- Dân số đông, gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch...
Dân số tăng nhanh tác động lớn đến môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải sinh hoạt và nước thải từ nhà máy,..
+ Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng còi xe, tiếng máy móc từ công trường,..
+ Ô nhiễm không khí: do khí thải từ xe cộ, máy móc,..
+ Ô nhiễm đất: sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải từ các khu công nghiệp,..
- Vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
1) Dân số:
- Gần `50%` dân số thế giới tập trung ở đới nóng.
- Phân bố tập trung ở một số khu vực như: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Brazil.
- Từ những năm 60 của thế kỉ XX, dân số ở đới nóng tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số.
2) Sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng:
a) Tài nguyên:
- Tài nguyên rừng: giảm nhanh.
- Tài nguyên khoáng sản: cạn kiệt.
- Tài nguyên đất: bạc màu.
b) Môi trường:
- Ô nhiễm không khí: nguồn nước.
- Môi trường thiên nhiên bị tàn phá, hủy hoại.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247