Câu 1:
- Hậu quả: Môi trường không khí ở đới ôn hòa ngày một tăng ở mức báo động, dẫn đến những trận mưa axit, làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng cũng như gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.
- Biện pháp:
+ Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường.
+ Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống rãnh, sông suối, biển.v.v...
+ Vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Không được đốn phá rừng bừa bãi.
+ Các nước kí nghị định Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải.
Câu 2 :
Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông.
Câu 3:
- Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh.
+ Phân chia mang tính tự nhiên.
- Châu lục là bao gồm các phần lục địa và các quần đảo bao quanh.
+ Phân chia mang tính văn hoá xã hội.
Câu 4 :
- Địa hình châu Phi tương đối cao, toàn bộ châu lục có thể xem như là một cao nguyên khổng lồ xen lẫn.
- Hình dạng châu Phi có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, có rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247