Trang chủ Sinh Học Lớp 8 ..............mmmmmmmmmmmmm câu hỏi 3108442 - hoctapsgk.com

..............mmmmmmmmmmmmm câu hỏi 3108442 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

..............mmmmmmmmmmmmm

image

Lời giải 1 :

Đáp án

Bài 4: Mô

- Các loại mô trong cơ thể người, đặc điểm, chức năng các loại mô

+ Mô biểu bì: Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết

+ Mô liên kết: Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan

+ Mô cơ: Mô cơ gồm mô cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn

+ Mô thần kinh: Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển mọi hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường

CĐ2: Vận động

- Cấu tạo xương dài gồm:

+ Đầu xương: gồm sụn bọc đầu xương, mô xương xốp gồm các nan xương

+ Thân xương gồm: màng xương, mô xương cứng, khoang xương

- Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt:

+ Ngoài là mô xương cứng ( mỏng )

+ Trong là mô xương xốp, chứa tủy đỏ

- Tính chất của xương:

+ Bền chắc

+ Mềm dẻo

- Sự to ra và dài ra của xương:

+ Xương to ra về bề ngang nhờ các tế bào màng xương phân chia

+ Xương to ra do các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hóa xương

+ Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.

- Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

Do cơ thể không cung cấp đủ khí oxi nên tích tụ axit latic gây đầu độc cơ

- Ý nghĩa của hoạt động co cơ:

Cơ co giúp xương cử động để cơ thể vận động, lao động và di chuyển

- Chức năng của xương:

+ Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể

+ Tạo khoang chứa bảo vệ các cơ quan

+ Cùng với hệ cơ quan giúp cơ thể vận động

- Cách tính công cơ:

A = F . s

CĐ3: Tuần hoàn

- Thành phần của máu:
Máu gồm:

- Huyết tương: 55%

- Các tế bào máu: 45% gồm

+ Hồng cầu

+ Tiểu cầu

+ Bạch cầu

- Môi trường trong cơ thể:

+ Môi trường trong cơ thể: máu, nước mô, bạch huyết

+ Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất

- Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm (nhiều CO2) từ tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi (trao đổi khí O2, CO2) hoá máu đỏ tươi → tĩnh mạch phổi → tới tâm nhĩ trái.

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi (nhiều O2) từ tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch ở các phần trên và dưới cơ thể (thực hiện trao đổi khí với tế bào) → tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới → tâm nhĩ phải.

Chúc bạn học tốt, mong được 5 sao và câu trả lời hay nhất

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247