Nam quốc sơn hà nam đế cư
Nam: phương Nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông, Nam: nước Nam, đế: vua, cư: ở
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Tiệt nhiên: rõ ràng như thế, không thể khác, định: quyết định, phận: rút gọn từ "giới phận" , "địa phận" là phần đát đã được giới hạn, tại: ở, thiên: trời, thư: sách
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Như hà: cớ sao, nghịch: trái ngược lại, lỗ: quân địch, thường dùng thái độ khinh miệt, lai: đến lại, xâm phạm: lấn chiếm quyền lợi của người khác (xâm: lấn chiếm, phạm: lấn đến)
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư
Nhữ đẳng: bọn chúng mày, hành: sẽ, trải qua, khan: xem, thủ: nhận lấy, bại: thua, hư: không
Phân tích biểu cảm:
Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ “Sông núi nước Nam” tương truyền của Lý Thường Kiệt được sáng tác vào năm 1077, nhằm động viên, khích lệ, tinh thần chống giặc Tống ở sông Như Nguyệt.
Được biết Lý Thường Kiệt là một vị tướng của Việt Nam và đốc đô trong triều Lý. Ông làm quan 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông
Nam quốc sơn hà nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưHai câu thơ đầu tác giác đã khẳng định tầm vóc lớn lao của Đại Việt, ngang hàng, bình đẳng. Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”, đó chính là cách để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Chỉ bằng cách gọi tên ấy, tác giả đã đưa nước Nam sánh ngang cùng các quốc gia khác. Câu thơ không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc. Khẳng định đọc lập chủ quyền của dân tộc.
Hai chữ "thiên thư" đã khẳng định được phần nào chủ quyền của Đại Việt. Sông núi nước Nam đã được định phận ở sách trời, tạo hóa đã phân định rạch ròi về biên giới, lãnh thổ, giọng thơ hùng hồn, đanh thép, khẳng định chủ qyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Hai chữ “tiệt nhiên” được thốt lên chắc nịch, mạnh mẽ, đanh thép mà không ai có thể lên tiếng phản bác.
Sau lời khẳng định hùng hồn, đanh thép tác giả lại đưa ra lời cảnh cáo
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhử đẳng hành khan thủ bại hưCâu nói giứt khoát, đầy mạnh mẽ. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà” (cớ sao). Câu thơ cuối như lời cảnh cáo kẻ thù, nhất định sẽ thất bại. Giọng thơ dồn nén, căm giận, lời thơ đanh thép. Khẳng định ý chí quyết tâm chến thằng kẻ thù.
Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm, không lay chuyển khuất phục nổi. Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kính đáo qua hình tượng và ngôn ngữ
Cũng vì điều này mà "Sông núi nước Nam" được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp, thể hiện lòng tự hào của người Việt Nam về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, về sức mạnh vĩ đại của người dân trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm.
----bn xem hình chữ hơi xấu bn thông cảm ạ
-----vở e mik :)))
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247