Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Nêu cách chỉ ra PTBĐ và Ngôi kể? Những ai...

Nêu cách chỉ ra PTBĐ và Ngôi kể? Những ai giỏi văn giúp mk với tại vì mk ngu phần này câu hỏi 4386681 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nêu cách chỉ ra PTBĐ và Ngôi kể? Những ai giỏi văn giúp mk với tại vì mk ngu phần này

Lời giải 1 :

Cách để biết bài văn(đoạn văn) PTBĐ là gì thì?

- Đầu tiên đọc kĩ bài văn( đoạn văn) sau đó rút ra được:

   +Bài văn đó đang kể thì là PTBĐ tự sự

Ví dụ : Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”

-> Ta có thể dễ dàng nhận thấy được là đang kể về sự việc 2 chị em đi bắt tép.

  +Nếu bài văn ( đoạn văn ) đa số là thiên về miêu tả cảm xúc nhân vật thì là PTBĐ biểu cảm

Ví dụ : “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… ”

-> Nội dung đoạn văn trên miêu tả hành động  Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Có những câu miêu tả cảm xúc của chí phèo như : Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!->> câu này lại dùng phương thức biểu cảm.

   + Nếu bài văn ( đoạn văn) nói về 1 vấn đề nào đó từ bề ngoài, nội dung, công dụng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc  hiểu rõ về đối tượng nào đó thì đó là PTBĐ thuyết minh

Ví dụ :Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan đã được người phương Đông tôn là « loài hoa vương giả » (vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là « nữ hoàng của các loài hoa »
Họ lan thường được chia thành hai nhóm : nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục ….

-> Đoạn trích thuyết minh về hoa lan, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về loài hoa này.

   + Nếu bài văn ( đoạn văn )  dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình, (lời văn mạnh mẽ, dứt khoác) thì đó là PTBĐ nghị luận

Ví dụ : “Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai."

-> Đọc đoạn văn trên ta thấy dùng lời lẽ, dứt khoác, khuyên răng, có dùng dẫn chúng chứng minh như câu:"bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai."

⇒ Đó là những loại PTBĐ thường gặp 

   Còn về ngôi kể thì được học 2 ngôi kể là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Vậy ngôi kể là gì? - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Thế còn khi nào là ngôi kể thứ nhất? khi nào là ngôi kể thứ 3?

+ Ngôi kể thứ nhất : Khi tự xưng là "tôi" kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.Lưu ý:Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.

 + Ngôi kể thứ ba : Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, ngưởi kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

#hok tốt

#xin hn ạ

Thảo luận

Lời giải 2 :

@BảoBadBoy

Cách để nhận biết PTBĐ :

- Phương thức biểu đạtcách mà người viết, người nói truyền tải những thông điệp đến với người đọc, người nghe nhằm thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người nói, người viết.

- Có sáu phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ.

Cách để nhận biết ngôi kể :

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện

- Có 2 ngôi kể: ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3

+ Ngôi kể thứ 3: Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba

+ Ngôi kể thứ nhất: Người kể xưng "tôi". Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247