Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 và về sâu ! Ta thường tới bữa quên ăn,...

và về sâu ! Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đẩm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. D

Câu hỏi :

viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn trên

image

Lời giải 1 :

Tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân vật “ta” đã được tác giả Trần Quốc Tuấn thể hiện vô cùng đặc sắc trong đoạn văn trên trích trong văn bản “ Hịch tướng sĩ”. Trước hết, đoạn văn đc viết theo lối văn biền ngẫu, với nhiều vế câu tương xứng hô ứng tạo âm điệu khỏe khoắn, nhịp nhàng, mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện ý chí sục sôi của vị chủ tướng hết lòng vì dân vì nước. Phép liệt kê kết hợp với lối nói khoa trương: "tới bữa quên ăn ... đầm đìa" đã thể hiện đc sâu sắc  nỗi uất hận của TQT khi nhìn thấy bộ mặt tham tàn độc ác của lũ sói lang. Nỗi nhục quốc thể, nỗi đau nhân dân bị giày xéo ,vò xé tâm can khiến ông quên đi bản thân mình. Nỗi đau ấy lúc thì trào ra bên ngoài thành những dòng nc mắt đầm đìa, nỗi đau ấy  lúc thì quặn thắt đến bầm gan tím ruột.  Một loạt các động từ mạnh kết hợp với nghệ thuật  khoa trương: "xả thịt, lột da", "nuốt gan, uống máu", đã diễn tả mạnh mẽ sự căm tức của vị chủ tướng đã đẩy lên đến đỉnh điểm. Ông quyết  không dung tha cho lũ giặc cướp nước. Tiếng nói của ông, lời thề của ông như bốc lửa sục sôi. Phải chăng TQT muốn gửi đến chúng ta lòng căm thù giặc sâu sắc? Ôi, lòng yêu nước căm thù giặc của tác giả mới sâu sắc làm sao! Chính, mối quốc thù, quốc hận nhiều năm chất chứa trong lòng giờ được biểu thị bằng một quyết tâm sắt đá: "Dẫu cho trăm thân ... vui lòng". Tác giả đã sử dụng lối nói phóng đại để chỉ trăm nghìn kiếp người nhằm khảng định ý chí sắt son một lòng một dạ chống giặc ngoại xâm của TQT và tất cả binh sĩ không bao giờ nguôi. Câu văn dài, được ngắt ra làm nhiều vế  tạo giọng điệu thống thiết, kết hợp với lối nói hình ảnh ' và việc sử dụng nhiều` điển tích đã thể hiện đc khí phách của người anh hùng sẵn sàng xả thân để trả ơn vua, đền nợ nước. Đối với TQT, với các tướng sĩ thì đánh giặc ngoại xâm là một niềm vui, một niềm vinh quang. Lời văn vừa như lời thề thiêng liêng thể hiện  tư thế hiên ngang, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thuở "bình nguyên", không sợ thịt nát xương tan để bảo vệ Tổ quốc vừa thể hiện được niềm tự hào kiêu hãnh của các tướng sĩ khi được hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc. Về nghệ thuật tác giả sử dụng thành công biện pháp nói quá kết hợp với các động từ mạnh rất độc đáo. Tóm lại đoạn văn như một hồi kèn vang dội cổ vũ tinh thần cho đội quân Sát Thát.

`.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` `.` 

Lưu ý: 

- TQT: Trần Quốc Tuấn

`text(@huythanhle)`

Thảo luận

-- #nocopy
-- #kiu bạn nhìu
-- hog có j ạ :(

Lời giải 2 :

Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247