mk làm mệt lắm ó
1. Cái chết của cô bé bán diêm
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện (nhân vật “tôi” — người kể chuyện được chứng kiến cảnh tượng thương tâm về cái chết của cô bé vào buổi sáng ngày mồng một đầu năm).
Thân bài
Diễn biến câu chuyện:
- Thời gian: Ngày mồng một Tết đầu năm, tuyết phủ kín mặt đất nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhạt... (Tả qua về tâm trạng của “tôi” khi ra khỏi nhà: vui vẻ, phấn chấn vì có một đêm Noel hạnh phúc).
- Địa điểm: Ở một xó tường có một em gái đã chết vì giá rét đêm qua.
- Tả cảnh tượng cô bé chết:
+ Đó là một bé gái khoảng 10-11 tuổi, đầu trần, chân đất. Em ngồi giữa những bao diêm, trong đó đã có một bao đã đốt hết nhẵn.
+ Có điều thật đặc biệt là trên gương mặt cô bé - gương mặt của một người đã chết lại ánh lên sắc hồng của đôi má và đôi môi hé mở như đang mỉm cười.
- Thái độ của những người xung quanh: mọi người bảo nhau “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.
- Người kể bộc lộ thái độ, tình cảm của mình:
+ Cô bé đã chết từ trong đêm tại sao đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi như mỉm cười, một hình ảnh của người sống? (Chết là kết thúc cuộc sống nơi trần gian, đối với những mảnh đời bất hạnh như cô bé thì cái chết sẽ là sự giải thoát khỏi trần gian khổ ải, bất công, là thoát khỏi mọi đau khổ, chết là về với Thượng đế...).
+ Có lẽ khi sống, cô bé đã phải chịu nhiều đau khổ, đã phải lê từng bước chân trần trên tuyết trắng để hi vọng có thế bán được những bao diêm trong đêm giao thừa.
+ Và cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, hay chết vì sự giá băng của đời người? (Đó là một cái chết vô tội, một cái chết không đáng có với cô bé bán diêm tội nghiệp).
Kết bài
Khái quát lại cảm xúc của người kể chuyện về cái chết của cô bé bán diêm.
2. Cảm nhận về hình tượng chiếc lá cuối cùng
+ Mở bài:
– “Chiếc lá cuối cùng” là một tác phẩm vô cùng giàu tính nhân văn của nhà văn người Mỹ O.hen-ri.
– “Chiếc lá cuối cùng” đầy ắp yêu thương, niềm tin của con người vào cuộc đời rằng “Nhân định thắng thiên” ý chí của con người sẽ chiến thắng số phận nghiệt ngã.
+ Thân bài
– Trong câu chuyện của O. Hen-ri xoay quanh ba nhân vật, ông họa sĩ già Bơ-men, và hai nữ họa sĩ trẻ chập chững vào đời là nàng Xiu và Giôn-xi. Cả ba người họ cùng thuê chung một căn hộ, nhưng khắp phòng. Cụ Bơ-men là người đam mê nghề vẽ, cái nghiệp này đã đeo bám ông hơn 40 năm qua.
– Khát khao của con người muốn được khẳng định mình. Ông luôn mơ ước mình sẽ có một bức tranh tuyệt tác để khi ông chết đi tác phẩm của ông vẫn còn lưu danh thiên hạ.
– Hoàn cảnh sống khắc nghiệt Giôn-xi là một cô gái trẻ mới phía trước cô còn rất nhiều thời gian để sáng tạo, để ước mơ, nhưng không may cho cô Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi và nằm thoi thóp nhìn qua cửa sổ đếm lá rơi chờ chết.
– Cuộc sống u buồn, mang nặng màu tang tóc của những con người ấy bị mùa đông lạnh giá làm cho thêm tê buốt, những cơn gió tuyết lạnh lẽo.
– Niềm tin của con người bị cuộc đời buông xuôi. Giôn-xi thì buông xuôi cuộc đời, cô thậm chí còn sợ nhìn ra cửa sổ vì cô sợ chiếc lá cuối cùng ở trên cây sẽ rụng xuống, sẽ là lúc cô phải chết.
– Giá trị nhân văn cao cả, nhưng, chiếc lá ấy gan góc, ngang ngạnh ấy, vẫn tồn tại, nó không cho phép Giôn-xi buông xuôi cuộc đời mình từ bỏ quyền được sống của mình.
– Chiếc lá đã cứu vớt linh hồn cô, đưa cô qua khỏi những u mê để đến với những hy vọng. Chiếc lá chứa phép nhiệm màu, thì lúc này Giôn-xi mới nhận ra thật ra đó chỉ là một bức tranh mà thôi chiếc lá mà cô nhìn thấy thực ra chỉ là một bức tranh.
– Tác giả của bức tranh nhiệm màu mang tên “Chiếc lá cuối cùng” ấy chính là lão họa sĩ già khốn khổ Bơ-men.
– Lòng cao thượng, tinh thần yêu thương con người được đưa lên tới đỉnh cao, khi ông Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhờ bức tranh cuối cùng của đời mình.
– Tác phẩm của ông vượt qua mọi giá trị về nghệ thuật nó là một tác phẩm có thể cứu một con người khỏi cái chết. Nó là tác phẩm chứa đựng lòng vị tha, cao thượng, sự hy sinh của những con người chân chính trong xã hội
+ Kết bài
– Chiếc lá của ông họa sĩ già Bơ-men chỉ là một sự giả dối, là một bức tranh nhưng chính sự giả dối này đã mang đến niềm tin cứu sống linh hồn và mạng sống của một con người.
– Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của người họa sĩ già mãi mãi là một tuyệt phẩm để hàng trăm năm sau người đời vẫn còn ca ngợi bởi tinh thần cao thượng, tấm lòng bao dung, yêu thương đồng loại của nó.
– Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của ông Bơ-men vì thế mà mãi mãi trường tồn, bất tử với thời gian.
3.Nhân vật cụ Bơ-men
A. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
- Giới thiệu và khái quát phẩm chất của nhân vật cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men không chỉ là một người có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả mà còn là một nghệ sĩ thực thụ, cống hiến cho nghệ thuật.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Lý lịch nhân vật
- Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, nghèo, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền, suốt bốn chục năm cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác của riêng mình.
- Cụ sống ở tầng dưới, trong tòa nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là 3 người bạn thân với nhau.
Luận điểm 2: Cụ Bơ-men là một người nghệ sĩ thực thụ
- Là một họa sĩ nghèo, cụ Bơ-men luôn nuôi mong ước vẽ được một kiệt tác, được cống hiến cho nghệ thuật.
- Khi vẽ kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, cụ đã vẽ bằng tất cả niềm say mê, tình yêu dành cho nghệ thuật dù trong đêm tối gió rét, cụ vẫn muốn thực hiện tác phẩm đó, đơn giản chỉ để cứu được cô bé Giôn-xi. Nghệ thuật trong cụ chính là nghệ thuật chân chính, nghệ thuật hướng đến con người.
Luận điểm 3: Đức hi sinh cao cả và lòng vị tha của cụ Bơ-men
- Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh và lòng vị tha.
- Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, vào sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hi vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân trọng.
- Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hi sinh cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị tha, nhân hậu.
- Tác giả để Xiu kể về cụ Bơ-men vào cuối tác phẩm để kết thúc câu chuyện gây ra sự bất ngờ cho cả Giôn-xi và người đọc, làm nổi bật lên đức hi sinh và lòng vị tha của cụ.
- Xiu gọi bức vẽ là “ kiệt tác” không chỉ bởi nó quá đẹp, quá giống thật mà còn vì nó mang cả tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ-men, tình thương giữa những người nghèo khổ, và nó có giá trị bằng chính mạng sống của cụ - một thứ không gì có thể mua được.
C. Kết bài:
- Khái quát lại phẩm chất của nhân vật: Cụ Bơ-men khiến người đọc xúc động bởi những phẩm chất đáng quý của một con người nhỏ bé nhưng lại cao thượng vô cùng.
- Liên hệ và đánh giá nghệ thuật viết truyện hấp dẫn của O Hen-ri và tấm lòng nhân đạo của ông.
4. Hình tượng 2 cây phong
1. Mở bài
- Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
- Đoạn trích Hai cây phong được trích trong tác phẩm Người thầy đầu tiên, với ngòi bút sinh động đậm chất hội họa, hai cây phong đã được miêu tả một cách tinh tế và rõ nét, mà qua đó ta thấy hiện lên tình yêu quê hương tha thiết và tình cảm xúc động đặc biệt về một người thầy đã dành cả cuộc đời để ươm mầm ước mơ, hi vọng cho những học trò của mình - thầy Đuy-sen.
2. Thân bài
* Ngôi kể:
- Ngôi kể "tôi": Cảm nhận chủ quan của nhân vật về hai cây phong, và đây là ngôi kể quan trọng nhất thể hiện được hết những giá trị tư tưởng và biểu cảm của đoạn trích.
- Ngôi kể "chúng tôi": Đại diện cho những đứa trẻ có cùng những kỷ niệm tươi đẹp với hai cây phong, góp phần làm cho đoạn trích thêm phần linh hoạt và sinh động hơn cả.
* Hình ảnh hai cây phong trong cảm tưởng của nhân vật chính:
- Phong cách miêu tả đậm chất hội họa lãng mạn:
+ Khái quát "Phía trên làng tôi, trên ngọn đồi, có hai cây phong lớn"
+ Chi tiết: Hình ảnh so sánh độc đáo "chúng luôn hiện ra trước mắt giống như những ngọn hải đăng trên núi".
- Tình cảm của nhân vật với hai cây phong: Cảm giác thân thuộc gần gũi, trong mắt ông hai cây phong dường như cũng có cảm xúc, linh tính như một con người.
+ "có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu"
+ "dù ngày hay đêm chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau"
+ Ấp ủ trong mình những cảm xúc, những rung động mãnh liệt như một con người có linh hồn có tình cảm, lúc thì như làn sóng thủy triều vỗ vào bãi cát, lúc lại dịu dàng thiết tha, nồng thắm, lúc "im bặt một thoáng, "cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào".
+ Phải gánh chịu những biến cố lớn trong cuộc đời, "bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá", khắc nghiệt đến thế nhưng chúng vẫn "dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực" => Sức sống bền bỉ dẻo dai là nguồn động lực cho con người vượt qua mọi khó khăn trắc trở.
- Khi trưởng thành ông vẫn trân trọng và nâng niu những cảm nhận, những giá trị mà ông từng nghĩ về hai cây phong thuở ấu thơ.
* Ký ức về hai cây phong thuở ấu thơ với những người bạn:
- Hai cây phong "như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu dàng".
- Mở ra trong lũ trẻ một thế giới mới rộng lớn hơn, bao la hơn vượt ra khỏi ngôi làng bé nhỏ, thảo nguyên rộng lớn, những vùng đất chưa biết tên, con sông chưa từng nghe nói.
- Mở ra trong tâm hồn lũ trẻ những ước mơ, những khao khát khám phá, khao khát vượt ra khỏi ngôi làng nhỏ bé đến với những vùng đất rộng lớn hơn,...
3. Kết bài
- Đoạn trích Hai cây phong đã đem đến cho độc giả những cảm xúc đặc biệt về tình cảm gắn bó với quê hương thông qua hình ảnh hai cây phong độc đáo, được miêu tả với bút pháp hội họa đậm chất lãng mạn, hoài niệm.
- Mở ra câu chuyện về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, câu chuyện về cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để giành lấy sự công bằng trong cuộc sống, về sự nỗ lực thoát khỏi ràng buộc của những hủ tục lạc hậu đã đã gò ép cuộc đời của người phụ nữ và trẻ em ở miền quê nghèo khó.
5. Diễn biến tâm trạng Giôn-xi
a) Giôn - xi đợi chờ cái chết. - Là một hoạ sĩ trẻ, nghèo , đang bị sưng phổi nặng . - Giọng điều thều thào, mắt thẩn thờ.
- Hằng ngày, cô chờ chiếc lá thường xuân rụng thì cô sẽ chết .
+ Lần đầu, thấy trên cây chỉ còn một chiếc lá cuối cùng- > tuyệt vọng, chờ đợi cái chết đến với mình.
=> Tuyệt vọng, mất niềm tin vào sự sống.
b) Giôn - xi vượt qua cái chết.
- Qua đêm mưa gió chiếc lá vẫn còn đeo bám ở trên cành cây.
+ Lần hai, thấy chiếc lá vẫn còn đó ->cảm nhận được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của chiếc và nhu cầu sống trở lại trong cô
-> Tự thấy bản thân mình tệ và nghĩ rằng muốn chết là có tội.
- Đòi soi gương, ăn cháo, hi vọng vẽ vịnh Na- plơ.
-> Giôn - xi muốn được sống .
=> Chính chiếc lá cuối cùng đã thúc đẩy sức mạnh, niềm tin và sự sống của cô.
...THE END...
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247