Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm) Đọc văn bản...

PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nà

Câu hỏi :

PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rũ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. (Theo Ngọc Giao) Câu 1: (1.0 điểm) Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót? Câu 2: (1.0 điểm) Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng? Câu 3: (1.0 điểm) Em hãy đặt nhan đề cho văn bản trên. Câu 4: (2.0 điểm) Cho biết các từ in đậm là từ đồng âm hay từ đa nghĩa? Giải thích vì sao? a/ - Mẹ em mới mua một cái bàn rất đẹp. - Chúng em bàn nhau chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ. b/ - Ông em bị đau chân. - Cái ghế bị gãy một chân.

Lời giải 1 :

Câu 1: Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót?   

Trả lời:  

+ Chim hoạ mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

—> dựa vào văn bản ở những câu đầu tiên.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng?   

Trả lời

+ Chim hoạ mi vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi.

 —> dựa vào phần đầu của đoạn 2 ở văn bản.

Câu 3: Em hãy đặt nhan đề cho văn bản trên.

Trả lời: 

+ Chim hoạ mi

+ Nghệ sĩ hát trong vườn nhà tôi

—> Nhan đề muốn đặt dựa vào: 

- cốt tích sự việc

- diễn biến truyện.

Câu 4: Cho biết các từ in đậm là từ đồng âm hay từ đa nghĩa? Giải thích vì sao?

a/

- Mẹ em mới mua một cái bàn rất đẹp.

- Chúng em bàn nhau chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ.

b/

- Ông em bị đau chân.

- Cái ghế bị gãy một chân.

Trả lời: 

a) Các từ được in đậm trên là từ "bàn".

+ Từ bàn là từ đồng âm.

- bàn có nghĩa là một vật.

- bàn có nghĩa là thảo luận về một vấn đề.

—> Từ đó cho thấy hai từ "bàn" giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

b) Các từ được in đậm trên là từ "chân".

+ Từ "chân" là từ đa nghĩa.

- chân có nghĩa là một bộ phận của con người dùng để đi.

- chân có nghĩa là một bộ phận cấu tạo của bàn để chống đỡ.

—> Từ đó cho thấy hai từ "chân" đều chỉ một bộ phận của vật hay người nào đó mà có nghĩa tương tự nhau là từ đa nghĩa.

Thảo luận

-- mà sao lâu nay off nhìu thế
-- bận đi học à, hay sao
-- Đúng r ạ
-- Viết văn tối ngày, phải nộp nhìu bài lắm
-- Nay e rãnh nên vào cày chút ạ
-- ukm, lo học đi, bữa sau cày bù cũng đc
-- Có lỗi nặng nề với nhóm
-- ko sao, cứ tập trung lo học đi, khi nào rảnh cày bù cũng đc

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247