1/ Về nội dung
– Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội và đất Bắc trong nỗi nhớ về quê hương da diết, khắc khoải mãi trong tim người con xa quê. Đây là những lời văn được Vũ Bằng sáng tác trong những ngày sống ở Sài Gòn, trong vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy. Nhà văn đã gửi vào trong trang viết của mình nỗi nhớ thương đến cháy lòng về quê hương, gia đình và phong vị của thiên nhiên, phố xá và cuộc sống hàng ngày ở Hà Nội.
– Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, nỗi nhớ về mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình vợ con đã bao ngày đêm, năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua tác phẩm một niềm tin son sắc, thuỷ chung về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum họp một nhà.
2/ Về nghệ thuật
– Tác phẩm thể hiện phong cách của Vũ Bằng rất rõ nét: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, và nhịp điệu, cảm xúc trong sáng mượt mà.
– Giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân. Ngôn từ trau chuốt, được chọn lựa kĩ càng.
– Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả thể hiện sự cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của người xa quê.
– Bài tuỳ bút đã biểu lộ chân thực, cụ thể tình quê hương, đất nước, thông qua việc tái hiện mùa xuân trên đất Bắc với những ấn tượng khó quên, tinh tế, nhạy cảm.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247