Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 cách chuyển đổi câu chủ động `->` bị động câu...

cách chuyển đổi câu chủ động `->` bị động câu hỏi 4393475 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

cách chuyển đổi câu chủ động `->` bị động

Lời giải 1 :

Câu chủ động : Chủ ngữ + Động từ + Danh từ

`=>` Câu bị động : (DT của câu CĐ) + được/bị + (chủ ngữ của câu CĐ)

VD :

Chủ động : Tác giả Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét sự táng tận, vô lương tâm của tên quan phụ mẫu trong văn bản "Sống chết mặc bay".

Bị động : Sự táng tận, vô lương tâm của tên quan phụ mẫu đã được tác giả Phạm Duy Tốn khắc họa rõ nét trong văn bản "Sống chết mặc bay".

`-` `Gao` `-`

Thảo luận

Lời giải 2 :

`***` Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

`-` Câu chủ động: Chủ thể của hành động `+` Động từ `+` Đối tượng của hoạt động.

`->` Người ta làm cái bàn đó bằng gỗ lim.

`-` Câu bị động:

`+` Cách `1`:

Đối tượng của hoạt động `+` (bị/được) Động từ `+` Chủ thể của hành động.

`->` Cái bàn đó được người ta làm bằng gỗ lim.

`+` Cách `2`: 

Đối tượng của hoạt động `+` Động từ.

`->` Cái bàn đó làm bằng gỗ lim.

`***` Có `2` kiểu câu bị động: 

`-` Kiểu câu bị động dùng "được, bị".

`-` Kiểu câu bị động không dùng "được, bị".

`->` Kiểu câu bị động dùng "được, bị" có hàm ý đánh giá về tích cực/tiêu cực; đáng mong muốn/không đáng mong muốn,... đối với sự việc được nói đến trong câu.

`->` Ví dụ:

`-` Nó được tập thể khen ngợi.

`-` Nó bị tập thể phê bình.

`***` Chú ý: Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

$●DLC$

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247