Môi trường là điều cần thiết cho cuộc sống này. Môi trường là không khí mà chúng ta hít thở, nước mà mọi người uống và là mọi thứ họ cần cho cuộc sống của họ. Nhưng hiện nay điều quan trọng nhất đối với cuộc sống đang bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm này ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi sinh vật. Không khí bị hư hại bởi khói xe tải và ô tô, và các trạm phát điện tạo ra mưa axit có thể phá hủy toàn bộ hồ và rừng. Khi các nhiên liệu hóa thạch: khí đốt, dầu mỏ, than đá được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho việc đun nấu, thắp sáng ... chúng sẽ tạo thành các khí gây ô nhiễm. Không chỉ trên đất liền mà còn ở biển, dầu tràn gây ô nhiễm nước biển và giết chết sinh vật biển; chất thải hóa học từ các công trình và nhà máy thoát nước, và phân bón nhân tạo từ đất trồng trọt, làm ô nhiễm nước sông, lây lan dịch bệnh và giết chết động vật hoang dã. Mọi thứ đều do sự tồn tại của con người gây ra. Con người tạo ra rác rưởi! Mỗi hộ gia đình thải ra khoảng một tấn rác mỗi năm! Phần lớn lượng rác này được người đi bụi mang đi và đốt trong lò đốt hoặc chôn ở những bãi rác khổng lồ - cả hai hành động này đều có thể gây nguy hiểm cho môi trường của chúng ta.
Nhưng chỉ có con người mới có thể thay đổi và giải quyết nó. Ô nhiễm có thể được ngăn chặn bằng tất cả những gì chúng ta làm hàng ngày. Đầu tiên mọi người có thể sử dụng giấy tái chế để cứu cây. Thứ hai, cố gắng tránh sử dụng đồ nhựa. Nó rất khó để tái chế. Mọi người nên từ chối sử dụng túi vận chuyển. Nếu không tránh khỏi việc mua túi ni lông, người dân nên sử dụng túi ni lông tái sử dụng nhiều lần. Cuối cùng mọi người phải mang quần áo cũ của họ đến các cửa hàng từ thiện. Mọi người cũng nên tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường. Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng, đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay vì ô tô trong những chuyến đi ngắn, giữ cuộc sống lành mạnh và giữ bầu không khí trong lành.
Giữ môi trường trong sạch không chỉ là tất cả các cách được đề cập trước đây mà còn là cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đó là cách để bảo tồn cuộc sống hoang dã. Đầu tiên chúng ta cần bảo tồn rừng già, rừng nhiệt đới, xây dựng thêm các safari và vườn quốc gia, trồng nhiều cây hơn để tạo nơi sinh sống cho các loài động vật hoang dã. Thứ hai, chúng ta cần cấm những người thợ săn săn bắt quá nhiều động vật ngoài quy định của pháp luật.
Cuối cùng, bây giờ chúng ta biết rằng môi trường là điều quan trọng nhất đối với cuộc sống và chúng ta biết cách bảo vệ và sử dụng nó một cách khoa học. Mỗi ngày, chúng ta phát minh và ngày càng tìm ra nhiều cách để bảo vệ môi trường. Tôi hy vọng rằng trong tương lai trái đất sẽ sạch hơn.
Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau – túi ni-lông; Mua sách, vở – túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men – túi ni-lông… Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông.
Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:
1 – Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.
2 – Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước.
3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.
4 – Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.
5 – Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.
Sa bũi, trĩ cấp 4 chớ vội cắt mổ. Dùng mẹo này 1 lần tịt tới giàTrĩ Minh TâmRolex bán đồng hồ bản sao siêu rẻ nhân kỷ niệm 110 năm thành lậpĐồng Hồ Bản SaoBà con bị hôi nách lâu năm hái nắm lá này tôi chỉ cách khỏi sạchNavin
Đề xuất hướng giải quyết:
1 – Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.
2 – Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;
Xem thêm: Bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng Lớp 6
3 – Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.
4 – Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;
5 – Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội.
Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247