Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Giải thich câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"...

Giải thich câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" Tôi đọc đâu đó câu ngạn ngữ “Khi ta trao hoa hồng sẽ vương lại mùi hương”.Trong cuộc sống thường ngày trên đất nư

Câu hỏi :

Giải thich câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" Tôi đọc đâu đó câu ngạn ngữ “Khi ta trao hoa hồng sẽ vương lại mùi hương”.Trong cuộc sống thường ngày trên đất nước Việt Nam, chúng ta cũng hay nghe câu:“ Anh em như thể tay chân .Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” Có nội dung gần gũi với câu tục ngữ mà cha ông đã để lại cho chúng ta từ ngàn đời nay đó là: “ Lá lành đùm lá rách”. Đều thể hiện những điều tốt đẹp về tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, giúp dỡ những người kém may mắn hơn mình. Vậy, nghĩa của câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách” là gì? Đây là một câu tục ngữ đa nghĩa được xuất phát từ cuộc sống đời thực.Người gói bánh bằng lá luôn để lá rách ở bên trong bọc lá lành ở bên ngoài vừa để cho nhân không bị rơi ra ngoài vừa tận dụng được những chiếc lá rách mà chiếc bánh vẫn đẹp khi nhìn từ bên ngoài. Bằng ngôn ngữ biểu tượng “Lá lành”. những người có điều kiện kinh tế tốt, có sức khỏe, có may mắn trong cuộc sống. “Lá rách” - những người kém may mắn, đang gặp phải những khó khăn,gian khổ trong cuộc sống và đang cần sự giúp đỡ từ người khác để gửi vào đó một ý nghĩa sâu xa ,chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn,kém may mắn hơn mình. Có người hỏi tôi, tại sao phải yêu thương, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn,kém may mắn hơn mình? Họ có quan hệ gì với tôi đâu mà phải giúp?... Trong bài viết ngắn ngủi của mình, tôi sẽ đưa ra các lí do để bạn hiểu rất cần phải giúp đỡ họ.Thứ nhất, người Việt Nam vốn cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra, chúng ta là con một nhà mà anh em trong một nhà thì“Anh em như thể tay chân.Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” Hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.Trong mối quan hệ ruột thịt, thân thiết ấy, chúng ta cần phải giúp đỡ,tương trợ lẫn nhau. Thứ 2, đó là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam đã và đang được thực hiện rất tốt. Đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung vừa qua, chắc các bạn thấy rõ, gần như tất cả mọi miền tổ quốc đều hướng về miền Trung thân yếu. Người manh áo ấm, người thùng mì tôm, người trích một ngày lương, các bạn học sinh là một suất quà vặt...đã hỗ trợ miền Trung vượt qua bão lũ cả về vật chất lẫn tinh thần. Hàng năm các bạn học sinh vẫn tham gia phong trào “Áo ấm tặng bạn”, mua tăm ủng hộ người khuyết tật, một nghìn quyển vở... Tất cả là biểu tượng của tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của chúng ta dành cho những người kém may mắn, đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Thứ 3, đó là một chuẩn mực đạo đức để làm cơ sở, thước đo lên án những kẻ sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân, thờ ơ, bàng quan trước số phận của người khác. Đồng thời ca ngợi những người biết quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Thứ 4, xuất phát từ chính bản thân chúng ta. Không ai chắc chắn cả đời này mình không gặp bất cứ một khó khăn, trở ngại, không cần bất cứ một sự trợ giúp nào từ người khác. Mà ngược lại, ít nhất cũng một lần, chúng ta cần phải có sự giúp đỡ của người khác mới qua được gian lao. Do đó, hãy cho đi thật nhiều, yêu thương, chia sẻ thật nhiều để nhận lại thật nhiều yêu thương, quan tâm, giúp đỡ khi ta gặp khó khăn. Khi ta làm được một việc tốt, trao đi yêu thương, trong lòng ta cảm thấy thật vui vẻ, mình thật hữu ích, thấy mình có ý nghĩa với cuộc đời. Tạo động lực đầu tiên để mỗi chúng ta đến bến bờ hạnh phúc. Thứ 5, đó là một sự đòi hỏi của xã hội.Nếu mọi người muốn có cuộc sống bình yên, hạnh phúc thì đức tính này cần phải được nhân rộng ra càng nhiều càng tốt. Điều gì sẽ xảy ra nếu cả xã hội hoặc số người sẵn sàng cho ít hơn số người cần sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, động viên? Chắc chắn xã hội sẽ dần đến ngày đau thương thảm thiết. Vậy làm thế nào để yêu thương,giúp đỡ, chia sẻ đúng cách? Đó là tùy theo sức của mình. Như Bác Hồ đã nói: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,tùy theo sức của mình”. Tình yêu thương, sự chia sẻ ở đây cũng vậy không cần cứ phải cho thật nhiều tiền, thóc gạo... mới là chia sẻ, mới là cho đi. Có thể chỉ cần một hành động rất nhỏ như nhường chỗ xe buyt cho người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.Trích một phần tiền ăn sáng,tiền quà vặt để ủng hộ những người kém may mắn hơn mình. Khi đi trên đường, thấy một người bị ngã đến nâng họ dậy... Còn những người có thu nhập ổn định, kinh tế vững vàng, làm chủ một doanh nghiệp... thì có thể trích một ngày lương, nhận nuôi một em bé mồ côi, một người già cô đơn, tạo công ăn việc làm ổn định cho một ai đó...Chỉ cần hành động của bạn được trao đi một cách tự nguyện,xuất phát từ tình yêu thương. Đó quả là một câu tục ngữ ý nghĩa. Tình yêu thương, sự bao bọc, sẻ chia luôn cần thiết với mỗi chúng ta. Nó giúp cho xã hội ngày một bình yên, hạnh phúc hơn. Đẩy lùi cái giá lạnh của lòng người, mang hơi ấm của tình người đến với nhân gian. Giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Hãy cùng tôi cho đi yêu thương,chia sẻ, cảm thông để nhận lại thật nhiều bạn nhé! MỌI NGƯỜI ƠI SỬA GIÚP EM BÀI VĂN NÀY THẬT HAY CHỨ EM ĐỌC LẠI THẤY NÓ KÌ QUÁ ĐI !!!!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247