Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 1. Vì sao nói Ngô Quyền là người dựng nền...

1. Vì sao nói Ngô Quyền là người dựng nền độc lập, Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước. 2. Cơ sở kinh tế xã hội Phong Kiến 3. Em có suy nghĩ gì khi đến t

Câu hỏi :

1. Vì sao nói Ngô Quyền là người dựng nền độc lập, Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước. 2. Cơ sở kinh tế xã hội Phong Kiến 3. Em có suy nghĩ gì khi đến thăm Bạch Đằng Giang quê em 4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ( 1075 - 1077 )

Lời giải 1 :

Câu 1:

Vì:

+Ngô Quyền đã đánh bại mưu mô xâm lược của quân Nam Hán.Vào năm 938,từ bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc,xây dựng một triều đình mới có nền độc lập hoàn toàn.

+Vào năm 944 Ngô Quyền mất,đất nước bị chia cắt,hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng đại phương.Sau này Đinh Bộ Lĩnh có công đã liên kết các sứ quân và nhân dân mà dẹp loạn 12 sứ quân này,có công xây dựng lại đất nước.

Câu 2:

*Cơ bản:

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
*Chi tiết:

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

Câu 3:

Đây là một khu du lịch rất có ý nghĩa về lịch sử, về những chiến thắng của dân tộc, của hai vị hoàng đế và một vị tướng của nhà Trần mà sử sách đã lưu giữ.Ở đây là những chiến công của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Ngô Quyền và Lê Đại Hành. Tôi thấy đấy là những chiến công thật là hiển hách, thể hiện sự dũng cảm của quân dân Việt Nam, rồi tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước và cách đánh giặc thì vô cùng sáng tạo của cha ông.

Câu 4:

*Ý nghĩa

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

*Bổ sung thêm"Nguyên nhân"

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

Thảo luận

-- thanks nhìu ạ

Lời giải 2 :

1/- vì sau khi chiến thắng bạch đằng và giành lại độc lập cho đất nước thì ngô quyền bắt đầu xây dựng nền độc lập tự chủ do vua đứng đầu

- vì sau khi ngô quyền mất đất nước loạn lạc chia thành 12 vùng, thì đinh bộ lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất lại đất nước

2/ cơ sở kinh tế xã hội p/kiến là nông nghiệp chăn nuôi và công nghiệp, nông nghiệp không phát triển lắm, ruộng đất chủ yếu vào tay địa chủ(lãnh chúa)

3/ khi thăm bạch đằng giang thì em lại nhớ đến lịch sử trên sống bạch đằng năm 938, ngô quyền đánh tan quân nam hán giành lại độc lập cho đất nước

4/ đập tan tham vọng và ý chí xâm lược nước ta của đế chế nguyên, bảo vệ nền độc lập của đất nước

- tạo niềm tin niềm tự hào cho dân tộc  và góp phần bồi đắp truyền thống quân sự VN

@xin ctlhn ạ

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247