A. MỞ BÀI
– Nêu quan điểm cần chứng minh : Đi một ngày đàng học một sàng khôn, nhưng điều đó chỉ đúng với người có ý thức học tập.
– Còn nếu không có ý thức học tập thì sẽ chẳng có “sàng khôn” nào, dẫu cho có đi đến mấy “ngày đàng” chăng nữa.
B. THÂN BÀI
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
– Đi một ngày đàng (ngày đường) : dùng thời gian đi để chỉ quãng đường đi được coi là tương đối xa và khác lạ so với nơi mình ở quanh năm, suốt tháng, quẩn quanh hằng ngày…
– Học một sàng khôn : học được nhiều điều hay, biết được nhiều điều mới lạ…
2. Vì sao “đi một ngày đàng” lại học được “một sàng khôn”?
– Lí lẽ : có cơ hội tiếp xúc, có cơ hội giao lưu để học tập.
– Dẫn chứng.
3. Tuy vậy, có phải là cứ “đi một ngày đàng” là học được “một sàng khôn” không ?
– Lí lẽ : phải có ý thức học tập, hỏi han thì “đi” mới có kết quả. Không có tinh thần, ý thức học tập thì “đi không lại trở về không”.
– Dẫn chứng.
C. KẾT BÀI
– Khẳng định lại quan điểm về tính biện chứng kết hợp giữa “đi” và ý thức học hỏi.
– Liên hệ : học sinh sẽ cố gắng thu thập “sàng khôn” như thế nào.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247