Trang chủ Tin Học Lớp 6 Câu 23: Đoạn văn sau mô tả công việc rửa...

Câu 23: Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: ' Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ

Câu hỏi :

Câu 23: Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: ' Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi." Đoạn văn bản trên thể hiện cấu trúc điều khiển nào? A. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. B. Cấu trúc tuần tự. C. Cấu trúc lặp. D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. Câu 24: Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo? A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu. C. Cấu trúc tuần tự. D. Cấu trúc lặp. Câu 25: Công việc không hoạt động theo cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là: A. Nếu mai trời vẫn mưa, đường vẫn ngập nước, em không đi đá bóng. B. Nếu trời mưa em sẽ ở nhà đọc truyện, ngược lại em sẽ đi đá bóng C. Nếu một số chia hết cho 2 thì nó là số chẵn, ngược lại là số lẻ D. Nếu cuối tuần trời không mưa cả nhà em sẽ đi picnic, ngược lại cả nhà sẽ ở nhà xem phim Câu 26: Trong các ví dụ sau, đâu là câu nào có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp: A. Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa. B. Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đỉnh em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác. C. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết. D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 27: Trong cấu trúc lặp bao giờ cũng có: A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh B. khâu kết thúc tuần tự C. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh Câu 28: “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào? A. Cấu trúc tuần tự B. Cấu trúc nhánh dạng đủ C. Cấu trúc nhánh dạng thiếu D. Cấu trúc lặp

Lời giải 1 :

`23:` 

   `->` B. Cấu trúc tuần tự. 

`-` Vì các rửa rau được thực hiện theo 1 trình tự nhất định.

`24:` 

   `->` D. Cấu trúc lặp.

`-` Vì chú mèo di chuyển liên tục là hành động lặp lại và chạm phải chú chó (điều kiện dừng lại).

`25:` 

   `->` A. Nếu mai trời vẫn mưa, đường vẫn ngập nước, em không đi đá bóng.

`-` Rẽ nhánh dạng đủ: Nếu … thì …, nếu không thì.

`26:` 

   `->` C. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.

`-` Cấu trúc lặp đc thực hiện lặp lại nhiều lần, làm bài tập đến khi nào hết là hành động lặp lại.

`27:` 

   `->` C. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp 

`-` Câu A, D nói về cấu trúc rẽ nhánh, còn câu B nói về cấu trúc tuần tự.

`28:` 

   `->` C. Cấu trúc nhánh dạng thiếu 

`-` Rẽ nhánh dạng khuyết (thiếu): Nếu … thì.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 23:

Đáp án đúng: B Cấu trúc tuần tự

→Giải thích: Vì công công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định.

+Bước đầu là cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.

+Sau đó dùng tay đảo rau trong chậu.

+Cuối cùng vớt ra và đổ hết nước trong chậu đi.

Câu 24

Đáp án đúng: D Cấu trúc lặp

→Giải thích: Cấu trúc lặp vì bạn Hải đã viết chương trình điều kiện chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu, mà di chuyển liên tục chỉ có thể thực hiện bằng câu lệnh lặp.

Câu 25:

Đáp án đúng: A: Nếu mai trời vẫn mưa, đường vẫn ngập nước, em không đi đá bóng

→Giải thích:

+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: nếu ..thì..

+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ: nếu..thì..,nếu không thì..

Câu 26: 

Đáp án đúng: C nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải là, bài tập đến khi nào hết.

→Giải thích: Vì khi làm bài tập chúng ta không biết khi nào có thể làm xong nên lặp lại liên tục, vì thế khi chưa làm hết bài tập em phải làm bài tập đến khi nào hết.

Câu 27:

Đáp án đúng: C Khâu kiểm tra điều kiện kết thúc chương trình lặp

→VD: While a>b then write('A'); Kiểm tra điều kiện a>b thì mới lặp write('A'), nếu điều kiện đúng thì lặp, ngược lại nếu điều kiện sai thì bỏ qua câu lệnh và kết thúc vòng lặp.

Câu 28:

Đáp án đúng: C Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

→Giải thích: Vì nằm trong cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: nếu..thì..

Bạn có biết?

Tin học, tiếng Anh: informatics, tiếng Pháp: informatique, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ, xử lý và truyền dẫn thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247